TP.HCM: Chấp thuận chuyển đổi officetel sang các chức năng khác

UBND TP.HCM vừa có văn bản chấp thuận cho Sở Quy hoạch – Kiến trúc xử lý các trường hợp chuyển đổi chức năng officetel sang các chức năng khác (không có chức năng ở) tại các dự án trên địa bàn thành p
TP.HCM: Chấp thuận chuyển đổi officetel sang các chức năng khác

Trong đó, loại hình officetel được UBND TP.HCM dừng triển khai cấp phép cho các dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM, cũng từ đó tới nay nhiều dự án bất động sản phải dừng cấp phép xây dựng vì liên quan tới thiết kế căn hộ officetel trong dự án.

Trước đó, vào tháng 7/2018 UBND TP.HCM cũng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét hướng dẫn, ban hành các quy định quản lý đối với loại hình officetel, condotel và resort. 

Văn bản nêu rõ, tại TP.HCM, nhu cầu phát triển loại hình officetel (văn phòng kết hợp với lưu trú) tại các dự án, công trình phức hợp khá lớn.

Theo số liệu thống kê từ năm 2015 đến tháng 9/2017, TP HCM có 6.424 căn officetel. Qua nghiên cứu, Hiệp hội bất động sản TP HCM (Horea) nhận định, các dự án officetel vừa có chức năng văn phòng làm việc, vừa có chức năng lưu trú kiểu khách sạn đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhưng trên thực tế đã có một số trường hợp bị biến tướng thành căn hộ nhà ở.

Về căn cứ pháp lý, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea, phân tích, Luật Đất đai năm 2013 quy định, dự án officetel thuộc loại hình sử dụng đất phi nông nghiệp “loại đất thương mại, dịch vụ”, được giao đất có thời hạn tối đa 50 năm (tại các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, tối đa 70 năm); Các chủ đầu tư dự án officetel được quyền cho thuê officetel trong thời hạn được giao đất và khách hàng chỉ được thuê officetel trong thời hạn của dự án theo thỏa thuận với chủ đầu tư.

Nghị định 1/2017 hướng dẫn Luật Đất đai cụ thể hơn: “Trường hợp nhà chung cư có mục đích hỗn hợp, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở”.

Như vậy, trong cùng một tòa nhà chung cư, có khối căn hộ bên trên, một số tầng làm văn phòng, căn hộ dịch vụ, văn phòng lưu trú (officetel), khối đế làm thương mại, dịch vụ... thì chế độ sử dụng đất của toàn bộ tòa nhà chung cư này được áp dụng chế độ sử dụng đất ở (ổn định, lâu dài).

Tuy nhiên, về mặt xây dựng thì chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật loại hình officetel (sảnh, thang máy, hành lang, lối thoát hiểm, chỗ để xe...); chưa có quy định về chỉ tiêu dân số tác động đến hệ thống hạ tầng đô thị; chưa được quy định loại hình sản phẩm bất động sản được kinh doanh trong Luật Kinh doanh bất động sản...

Từ đó nảy sinh một số bất cập về chính sách đối với loại hình officetel. Cùng loại hình nhưng officetel nằm trong cùng tòa nhà chung cư thì được công nhận quyền sử dụng đất ở ổn định, lâu dài; nếu officetel là một tòa nhà độc lập, kể cả có cùng khối đế của toàn bộ dự án thì vẫn phải áp dụng loại đất “thương mại, dịch vụ”, được giao đất có thời hạn 50 năm (hoặc 70 năm).

Dưới góc độ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, nhận xét, căn hộ officetel là loại “con lai” giữa căn hộ ở và văn phòng nhưng “ưu thế” lại vượt trội hơn “cha và mẹ”: Diện tích nhỏ 20-40m2 (căn hộ ở phải lớn hơn 45m2); được phép cư trú không hộ khẩu; được phép làm văn phòng (trong khi “căn hộ ở” không được kinh doanh hay làm văn phòng).

Thực tế là, vì không tính chỉ tiêu dân số trong dự án, nên các diện tích thương mại khó kinh doanh sẽ được chủ đầu tư chuyển sang dạng căn hộ officetel để bán nhanh hơn, thu lợi lớn.

Hậu quả là, mỗi chung cư chỉ có vài trăm “căn hộ ở”, nay lại thêm căn hộ officetel nữa dẫn đến tăng số người, số xe, tăng điện nước. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là thiếu chỗ để xe và kẹt xe từ trong dự án đến ngoài cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm