TP.HCM: Đề xuất đầu tư 475 tỷ đồng làm 7 hồ điều hòa chống ngập

Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP chấp thuận dự án "Xây dựng hồ điều tiết ngầm bằng công nghệ Cross-wave khu vực TP.HCM", tổng mức đầu tư dự kiến l
TP.HCM: Đề xuất đầu tư 475 tỷ đồng làm 7 hồ điều hòa chống ngập

Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM , giai đoạn 1 của dự án "Xây dựng hồ điều tiết ngầm bằng công nghệ Cross-wave khu vực TP.HCM".

Theo đó, sau khi mời tham gia khảo sát hiện trường và nhận được sự đồng thuận của UBND 5 quận: Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và quận 10, Trung tâm chống ngập đã tính toán, đề xuất dự án với tổng mức đầu tư dự kiến 475, 269 tỉ đồng để thực hiện xây dựng tổ hợp 7 hồ điều tiết với quy mô từ 1.500 - 20.000 m3.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án trong năm 2019 - 2020, Trung tâm chống ngập kiến nghị UBND TP cho phép phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở GTVT để đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, hoàn thiện chủ trương đầu tư dự án và có thể báo cáo UBND TP trình trong đợt họp HĐND TP đầu tháng 12 tới.

7 vị trí được đề xuất xây dựng các hồ điều tiết ngầm công nghệ Cross-wave cụ thể như sau:

Công viên Hoàng Văn Thụ phường 10 quận Tân Bình: Lắp đặt hồ điều ngầm tiết với dung tích 5.000m3. Xây dựng trạm bơm công suất 2.000m3/h, cổng điều tiết, mương thu nước và cải tạo, mở rộng 39 miệng thu gom nước nhằm xóa giảm ngập cho các tuyến đường Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn, Phan Đình Giót và Phan Thúc Duyên.

Vòng xoay Lê Văn Sỹ - Nguyễn Trọng Tuyển, phường 2, quận Tân Bình: Lắp đặt hồ có dung tích 1000m3. Xây dựng trạm bơm công suất l000m3/h, cải tạo, mở rộng 20 miệng thu gom nước, nhằm xóa giảm ngập cho khu vực chợ Phạm Văn Hai.

Công viên Làng Hoa - quận Gò Vấp: Hồ điều tiết ngầm có dung tích 20.000m3, trạm bơm công suất 4.000m3/h, cổng điều tiết, mương thu nước và cải tạo, mở rộng 35 miệng thu gom nước.

Công viên khu dân cư Trần Thiện Chánh - đường Trần Thiện Chánh, phường 12, quận 10: Lắp hồ với dung tích 5000m3. Đồng thời, xây dựng trạm bơm công suất l000m3/h, cải tạọ mở rộng 30 miệng hố thu gom nước.

Cũng tại quận 10, lắp đặt hồ điều tiết ngầm sân bóng đá Trường ĐH Bách khoa số 268 Lý Thường Kiệt, phường 14 với dung tích 5.000 m3. Xây dựng trạm bơm công suất l.000m3/h, cải tạo, mở rộng 35 miệng hố thu gom nước.

Tại dải cây xanh phân cách đường Phan Xích Long, phường 7, quận Phú Nhuận: Lắp hồ dung tích 2.000m3. Xây dựng trạm bơm công suất 1000m3/h, cải tạo, mở rộng 58 miệng thu gom nước.

Khuôn viên Cây xanh đối diện Công An phường 25, đường Tân Cảng và vỉa hè từ hẻm 48 đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh gồm 2 hồ với dung tích 4.000m3, cải tạo 19 miệng hố thu gom nước. Xây dựng 2 trạm bơm, mỗi trạm 1.000m3/h.

Trước đó, từ đầu tháng 8/2017, hồ điều tiết ngầm chống ngập bằng công nghệ Crosswave được Trung tâm Chống ngập, Công ty Sekisui (Nhật Bản) triển khai thí điểm trên đường Võ Văn Ngân (trước cổng Nhà Văn hóa Thiếu nhi, quận Thủ Đức). Mục đích nhằm giúp giảm ngập nước cho đường Võ Văn Ngân, đoạn từ đường số 6 đến Nhà Văn hóa Thiếu nhi quận Thủ Đức.

Hồ điều tiết ngầm này có dung tích 109m3, được nằm sâu dưới lòng đường và được lắp đặt bằng các mô-đun Crosswave.

Đáng chú ý, công nghệ chống ngập bằng hồ điều tiết ngầm, sử dụng vật liệu Crosswave có tính bền cơ học cao, dễ dàng thi công, tháo lắp, thời gian thi công xây dựng nhanh. Do đó khi không cần sử dụng hồ này nữa hoặc muốn tái lập, có thể mang những mô-đun Crosswave đến các công trình khác để tiếp tục sử dụng.

Trung tâm chống ngập đánh giá mô hình chống ngập bằng hồ điều tiết ngầm này có thể áp dụng tại các khu vực mặt bằng nhỏ, hẹp, dung tích trữ nước trên 90% và thân thiện với môi trường. Khi có mưa, nước mưa có thể thấm tự nhiên vào lòng đất hoặc có thể lưu trữ lại để tái sử dụng. Vị trí lắp đặt hồ điều tiết ngầm Crosswave rất linh hoạt, có thể lắp đặt dưới sân vận động, dưới công viên, sân trường, bãi đỗ xe,…

Sau khi thi công xây dựng hồ điều tiết ngầm, mặt bằng sẽ được hoàn trả với khả năng chịu tải thẳng đứng lên đến 25 tấn. Cơ quan chức năng nhận định mô hình này thích hợp cho những thành phố với quỹ đất công không còn nhiều như TP.HCM.

TS Hồ Long Phi - Giám đốc Trung tâm quản lý tài nguyên nước và biến đổi khí hậu (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cho rằng, việc xây dựng hồ điều tiết chỉ là giải pháp hỗ trợ chống ngập. TP.HCM cần giải pháp tổng thể bao gồm thêm cả việc đầu tư cống thoát nước, cống kiểm soát triều.

Theo quy hoạch thoát nước (quy hoạch 752 được Thủ tướng phê duyệt năm 2001), đến năm 2020 TP phải xây dựng mới hơn 6.000km cống thoát nước (đến nay việc xây dựng cống đạt hơn 50%).

.

Có thể bạn quan tâm