TP.HCM sẽ xử lý các website bán hàng kém chất lượng

Nhiều quy định sẽ được TP.HCM ban hành nhằm siết chặt hơn về tính pháp lý của việc bán hàng để người tiêu dùng có thể yên tâm mua hàng, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.
TP.HCM sẽ xử lý các website bán hàng kém chất lượng

“Trong năm 2018, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều sân chơi, hội chợ thương mại để tập hợp các doanh nghiệp tổ chức các chương trình bán hàng khuyến mãi ở các điểm cố định. Đồng thời, các chương trình hội chợ khuyến mãi cũng sẽ được áp dụng dưới hình thức trực tuyến”, ông Nguyễn Minh Trí, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn – Môi trường Sở Công thương TP.HCM chia sẻ tại cuộc Bàn tròn “Làm gì để phát triển nhanh thương mại điện tử tại Việt Nam” do TheLEADER tổ chức ngày 21-11.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các thương hiệu hàng đầu như Tiki, FADO, Mắt Bão, Nguyễn Kim, DKT TP.HCM, Speed Up… và đại diện của Sở Công Thương (CT) TP.HCM.

Giai đoạn 2017-2020, TMĐT có xu hướng giảm dần

Tham dự buổi toạ đàm, ông Nguyễn Minh Trí đã chia sẻ ý kiến của mình về xu hướng phát triển của TMĐT: “Trước khi nói về ý kiến sự phát triển của TMĐT thì Sở Công thương có một số thông tin liên quan đến chủ đề của buổi toạ đàm. Theo con số chính thức của Sở Công thương năm 2016, giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ là 5 tỉ USD. Trong đó, thị phần tính riêng TP.HCM (chiếm khoảng 40% thị phần cả nước) thì con số của TP.HCM khoảng 2 tỉ USD.

Thì dự báo với tốc độ phát triển TMĐT khoảng trên 20% mỗi năm thì tương đối chính xác, nhưng dự báo tới 2020 đạt 10 tỉ USD thì hơi chủ quan. Thực tế như chúng tôi dự đoán, nếu TP.HCM và cả nước duy trì tốc độ phát triển như hiện nay thì chỉ có thể 8-9 tỉ USD vì từ năm 2017 đến năm 2020 doanh số TMĐT có xu hướng giảm dần.

TP.HCM sẽ xử lý các website bán hàng kén chất lượng

Ông Trí cũng chia sẻ nhận định của cơ quan chức năng về việc xu hướng phân phối đa kênh sẽ là xu hướng sắp tới của TMĐT Việt Nam, các doanh nghiệp chuyển dịch dần theo xu hướng đa kênh vừa online, vừa offline.

“TP.HCM đang ưu tiên phát triển các cửa hàng tiện lợi, TMĐT.. Trước mắt, UBND TP.HCM và Sở Công thương đã xây dựng một số chương trình cụ thể trong năm 2018 để hỗ trợ doanh nghiệp. Đơn cử như việc, TP sẽ tổ chức những sân chơi, hội chợ thương mại để tập hợp các doanh nghiệp tổ chức các chương trình bán hàng khuyến mãi ở các điểm cố định. Đồng thời, cũng tổ chức các chương trình hội chợ khuyến mãi dưới hình thức trực tuyến”.

Bà Dương Thị Thiên Thanh, chuyên viên phòng Quản lý Xuất nhập khẩu Sở Công thương cho biết thêm: “Hiện tại, Sở Công thương đã xây dựng website để các doanh nghiệp có thể đăng kí khuyến mãi, đăng kí giá trực tuyến. Nếu doanh nghiệp có sự thay đổi về giá cả theo thị trường trong thời gian khuyến mãi, thì khi đăng ký với Sở Công thương, doanh nghiệp có thể chú thích rõ để cơ quan quản ly nắm thông tin. Thực tế, Sở Công thương không can thiệp về giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp đăng ký” .

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Minh Trí còn cho biết: “ Sở Công thương cũng có điều tra, thống kê về TMĐT. Số liệu sơ bộ cho thấy nguyên nhân khiến số lượng người tiêu dùng không mua hàng qua internet là không tin tưởng vào chất lượng hàng hóa. Nguyên nhân thứ hai là người tiêu dùng không tin tưởng vào sự bảo mật của hệ thống thanh toán.

Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước sẽ có giải pháp để thúc đẩy TMĐT. Về nội dung cụ thể, Sở Công thương sẽ phối hợp với doanh nghiệp có bước đi cụ thể, vững chắc.

Trong từ đây đến năm 2020, thành phố quy định xử lí các website bán hàng kém chất lượng. Đồng thời, thành phố sẽ ban hành nhiều quy định để siết chặt hơn về tính pháp lý của việc bán hàng để người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn nhằm thức đẩy sự phát triển của TMĐT”.

Bên cạnh đó, Sở Công còn đề ra một số giải pháp dẫn dắt thị trường như tổ chức các chuyên trình khuyến mãi, online, offline, tổ chức chương trình bình chọn thương hiệu MTĐT.

Kiểm soát nguồn hàng để hạn chế bán hàng qua Facebook

Ông Nguyễn Minh Trí cho biết: “ Theo thống kế, số lượng các website TMĐT hiện nay là hơn 61000. Thực tế, chúng ta cần phân biệt rõ về bán hàng qua Facebook gồm 2 loại. Loại thứ nhất là doanh nghiệp đã đóng thuế và sử dụng Facebook làm kênh quảng cáo. Loại thứ hai là dùng Facebook để bán đơn thuần, không đóng thuế. Với loại thứ 2 này sẽ đe doạ sự phát triển của MTĐT, làm nhiễu loạn thị trường. Vì thế, chúng ta cần quay lại bài toán kiểm soát nguồn hàng để có thể quản lý, siết chặt tình trạng trên”.

Theo Theleader

Có thể bạn quan tâm