Triều Tiên công bố kết quả thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới

Hôm nay (3/10), đại diện Triều Tiên cho biết, họ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm mới (SLBM) dưới biển để ngăn chặn các mối đe doạ bên ngoài và tăng cường tự vệ. Công bố này được đư
Triều Tiên công bố kết quả thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới

Các nhà phân tích cho biết, vụ phóng đạn hôm thứ Tư (2/10) là vụ phóng có tính khiêu khích nhất của Triều Tiên kể từ khi nối lại đối thoại với Mỹ năm 2018 và cũng là lời nhắc nhở của Bình Nhưỡng về khả năng vũ khí đang được phát triển mạnh mẽ tại quốc gia này, bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi “lời chúc nồng nhiệt” đến các nhà khoa học quốc phòng đã tiến hành thử nghiệm, theo thông tin từ hãng thông tấn KCNA và cho biết thêm ông Kim Jong Un đã không tham dự buổi thử nghiệm lần này.

KCNA cho biết, loại SLBM mới, với tên gọi Pukguksong-3 đã bắn ở chế độ đứng thẳng ở vùng biển ngoài khơi thành phố Wonsan. “Việc thử nghiệm thành công SLBM kiểu mới rất có ý nghĩa trong nỗ lực ngăn chặn các lực lượng bên ngoài đe doạ tới Triều Tiên và tiếp tục nâng tầm cơ cấu quân sự để tự vệ của quốc gia.”

Thử nghiệm không gây ra tác động bất lợi đến an ninh của nước láng giềng, KCNA cho biết.

Pukguksong-3 dường như là một thiết kế mới giúp tăng cường phạm vi và độ ổn định so với phiên bản trước được thử nghiệm vào 2016, ba nhà phân tích cho biết. Nó có thể được phóng từ một nền tảng thử nghiệm chứ không phải tàu ngầm - giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, Kim Dong Yub, chuyên gia quân sự tại Viện nghiên cứu Viễn Đông Kyungnam tại Seoul chia sẻ.

Triều Tiên đã phát triển công nghệ SLBM trước khi đình chỉ các vụ thử tên lửa và hạt nhân tầm xa khi bắt đầu đàm phán lần 1 tại hội nghị thượng đỉnh Singapore tháng 6 năm 2018. Phiên bản mới nhất của Pukguksong có thể là tên lửa tầm xa nhất từ trước đến nay của Triều Tiên và sử dụng nguyên liệu rắn; đồng thời nó cũng là vũ khí có khả năng hạt nhân đầu tiên được thử nghiệm kể từ tháng 11/2017. Triều Tiên đã phát triển động cơ tên lửa đốt nguyên liệu rắn, có lợi thế trong quân sự so với nhiên liệu lỏng vì tính ổn định là linh hoạt, cho phép lưu trữ trong tên lửa cho đến khi sẵn sàng phóng bắn.

Hãng thông tấn KNCA đã công bố những bức ảnh và báo cáo hồi tháng 7 vừa qua về việc nhà lãnh đạo Kim Jong Un tới kiểm tra một tàu ngầm lớn mới được chế tạo, nhưng một nguồn tin quân sự giấu tên từ Hàn Quốc cho biết mới đây rằng tàu ngầm có khả năng vẫn chưa hoàn thiện, hãng tin Yonhap đưa tin.

Việc ông Kim Jong Un vắng mặt trong lần thử nghiệm này là “cực kì bất thường”, chuyên gia Kim Dong Yub nói. “Có lẽ ông Kim Jong Un muốn tránh gây ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán sắp tới.”

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chề những hành động khiêu khích và tiếp tục cam kết đàm phán hạt nhân. Hàn Quốc bày tỏ sự quan ngại mạnh mẽ và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên án các vụ phóng thử nghiệm, nói rằng việc này vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Triều Tiên đã bác bỏ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp QUốc đối với lệnh cấm Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo - cho rằng quyết định này là hành vi xâm phạm quyền tự vệ của Triều Tiên.

Các cuộc thảo luận nhằm phá vỡ các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều TIên đã bị đình trệ kể từ hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa TT Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un tại Việt Nam do các bất đồng liên quan đến giải trừ hạt nhân.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm