Trung Quốc sửa lại định nghĩa GDP để tạo tăng trưởng trên giấy

3 năm sau khi Mỹ tiên phong thay đổi cách tính GDP để giải quyết bài toán tăng trưởng và nợ công thì ngày hôm nay, Trung Quốc cũng đã chính thức tuyên bố thay đổi cách tính GDP để phù hợp với tiêu chu
Trung Quốc sửa lại định nghĩa GDP để tạo tăng trưởng trên giấy

3 năm sau khi Mỹ tiên phong thay đổi cách tính GDP để giải quyết bài toán tăng trưởng và nợ công thì ngày hôm nay, Trung Quốc cũng đã chính thức tuyên bố thay đổi cách tính GDP để phù hợp với tiêu chuẩn phát triển mới của quốc tế.

Trung Quốc sửa lại định nghĩa GDP để tạo tăng trưởng trên giấy ảnh 1
Đã 3 năm trôi qua kể từ ngày Mỹ làm thế giới phải kinh ngạc bởi hành động thay đổi cách tính GDP để giảm tỷ trọng nợ công trong GDP. Đến ngày hôm nay, Trung Quốc - nước được mệnh danh là "nhà chế tạo số liệu kinh tế" lớn nhất thế giới cuối cùng mới nhận ra rằng mình lại chính là "đệ tử" chậm chạp của Cục phân tích kinh tế Mỹ.
Vừa qua, trên trang Tạp chí chứng khoán Trung Quốc đăng tin, ông Xu Xianchun - Phó Trưởng ban Cục thống kê Trung Quốc (NBS) tuyên bố Trung Quốc áp dụng phương pháp mới để đánh giá sự đóng góp của nhiều ngành mới đối với nền kinh tế. Ông Xu cũng cho biết tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã bị đánh giá thấp do sự xuất hiện của "nền kinh tế mới". Đặc biệt, phía NBS còn tuyên bố sẽ áp dụng chuẩn hệ thống tài khoản quốc gia năm 2008 (khuyến cáo năm 2008 của Liên hợp quốc). Theo đó, Trung Quốc sẽ tính thêm chi phí R&D là một khoản đầu tư. Nói tóm lại những gì Trung Quốc sẽ làm trong năm 2016 chính là những gì Mỹ đã làm 3 năm trước. Còn nhớ, vào mùa hè năm 2013 - thời điểm mà vấn đề nợ công của Mỹ đang là chủ đề nóng bỏng, nước Mỹ đã khiến cả thế giới phải giật mình sau khi tăng GDP "chỉ sau một đêm". Chỉ bằng một thao tác đơn giản, GDP của Mỹ đã tăng thêm 500 tỷ USD (tương đương 3%) so với ban đầu. Thời điểm đó, nước Mỹ điều chỉnh làm GDP tăng do đó giảm tỷ lệ nợ công trong GDP từ 73% (năm 2012) xuống thấp hơn 0,2% so với ban đầu, tỷ lệ chi tiêu liên bang trong GDP cũng giảm khoảng 0,5%. Thực ra hiện nay, tổng nợ công của Mỹ (19.300 tỷ USD) còn kinh khủng hơn nhiều, nhưng kể từ khi các NHTW trên thế giới đồng loạt tiền tệ hoá nợ công* với một tốc độ chóng mặt và nhà đầu tư cũng rất vui với điều đó vì họ có thể thực hiện các giao dịch nội gián khiến cho lãi suất luôn được giữ ở mức thấp, không mấy ai còn quan tâm đến khối lượng nợ công của Mỹ đã tăng lên như thế nào.
Trung Quốc sửa lại định nghĩa GDP để tạo tăng trưởng trên giấy ảnh 2
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế so với tốc độ tăng trưởng hoạt động R&D trong nền kinh tế Trung Quốc.
Trở lại với Trung Quốc, do tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc được tính theo mô hình so sánh năm nay so với năm ngoái và mà không phải so sánh với một con số tuyệt đối, GDP của Trung Quốc cũng không tăng lên nhiều sau khi thay đổi cách định nghĩa GDP. Tuy nhiên, theo Goldman nhận định điều đó cũng đủ để xoá bỏ gánh nặng đặt lên vai chính phủ Trung Quốc trong công cuộc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP đã và đang khiến thế giới thất vọng trong thời gian qua. Cụ thể, với phương pháp mới, kích thước nền kinh tế Trung Quốc tăng lên. GDP năm 2015 tăng 1,3% lên 11.000 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cũng được thay đổi (trong suốt 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm thường chênh lệch 0,06% so với mức trung bình). Lý do Trung Quốc có động thái thay đổi này là bởi tốc độ tăng trưởng chi tiêu cho R&D liên tục tăng mạnh hơn tổng GDP dù đóng góp của R&D vào tốc độ tăng trưởng GDP không nhiều do R&D chỉ là một bộ phận nhỏ của nền kinh tế. Cục thống kê Trung Quốc tuyên bố tốc độ tăng trưởng GDP thực trong quý I sau khi được thay đổi đã tăng thêm 0,04%. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP quý II cũng sẽ tăng từ 6,6% lên 6,7%. Bênh cạnh Trung Quốc và Mỹ cũng có một số nền kinh tế đã áp dụng phương pháp tính GDP mới này. Một mặt sự thay đổi cách tính này giúp các quốc gia "kiếm thêm" GDP, mặt khác đó là bước đi đúng đắn, phù hợp với tiêu chuẩn tăng trưởng mới nhất của quốc tế. Phương pháp mới giúp các nền kinh tế linh hoạt hơn trong việc theo đuổi các chương trình cải cách cần thiết trong tương lai. Nhóm nghiên cứu từ Goldman cho rằng, đôi khi cải cách có thể gây nên những tác đông tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn và yêu cầu đáp ứng tốc độ tăng trưởng ngắn hạn có thể đánh lạc hướng giới làm chính sách ra khỏi những sáng kiến cải cách dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là kích thích nền kinh tế một cách quá đà, vượt ra khỏi tốc độ tăng trưởng tiềm năng. So sánh với tốc độ tăng lạm phát kể từ đầu năm ngoái, tốc độ tăng trưởng tiềm năng hiện tại là không cao hơn tốc độ tăng trưởng thực tế ở khoảng 6,7%. Con số này có thể sẽ giảm trong năm tới do gánh nặng nhân khẩu học và tốc độ khiêm nhường của chương trình cải cách. Mặc dù sau khi điều chỉnh phương pháp tính, tốc độ tăng trưởng GDP hiện nay thay đổi không đáng kể nhưng khá quan trọng khi mà tốc độ tăng trưởng GDP chạm gần mốc mục tiêu (nền kinh tế phát triển đến độ quá nóng hoặc rơi vào suy thoái). Hơn nữa, thay đổi để phù hợp với tiêu chuẩn mới sẽ mở ra cơ hội điều chỉnh sâu (thêm hoạt động sở hữu nhà đất vào GDP theo chuẩn SNA 2008), dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn tương đối. Các hoạt động mới nổi trong nền kinh tế như kinh tế chia sẻ cũng cần được xem xét để thêm vào GDP. Với những đổi mới rất có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai, áp lực chạm tay tới mục tiêu tăng trưởng GDP trong những năm tới của chính phủ Trung Quốc sẽ vơi đi nhiều. (*)Tiền tệ hoá nợ công: ngân hàng mua lại chứng khoán nợ của chính phủ.

Theo Anh Sa/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm