Trước thềm thoái vốn, Vinaconex "chốt" khóa room ngoại về 0

Với việc chốt tỷ lệ room ngoại tại Tổng CTCP Vinaconex là 0%, khối ngoại sẽ không thể tham gia mua cổ phần tại hai thương vụ thoái vốn VCG của Viettel và SCIC vào ngày 22/11 tới.
Trước thềm thoái vốn, Vinaconex "chốt" khóa room ngoại về 0

Ngày 9/11, Tổng CTCP Vinaconex (MCK: VCG) đã có văn bản gửi Sở GDCK Hà Nội (HNX), Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo về việc giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Vinaconex về 0%.

Với việc giảm tỷ lệ sở hữu về 0%, khối ngoại sẽ phải bán ra toàn bộ cổ phiếu VCG đang nắm giữ để đáp ứng tiêu chí room ngoại.

Hiện tại, khối ngoại đang nắm giữ khoảng 11% cổ phần Vinaconex, tương ứng hơn 48 triệu cổ phiếu. Trong đó, Pyn Elite Fund là cổ đông ngoại lớn nhất nắm giữ hơn 31 triệu cổ phiếu VCG (7,1%), ngoài ra, VNM ETF cũng nắm giữ khoảng 7,5 triệu cổ phiếu VCG.

Không những vậy, với việc chốt tỷ lệ room ngoại tại VCG là 0%, khối ngoại sẽ không thể tham gia mua cổ phần tại hai thương vụ thoái vốn VCG của Viettel và SCIC vào ngày 22/11 tới.

Được biết, việc Vinaconex hạ room ngoại về 0 là điều được dự báo trước để các nhà đầu tư nước ngoài tránh được những rắc rối không cần thiết. CỤ thể, hiện Vinaconex có tới 5 ngành nghề thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện không cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần, theo qui định tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6 2015 của Chính phủ, Phụ lục 4 trong Luật đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn chuyên ngành (nghĩa là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 0%).

Theo kế hoạch mới được công bố, SCIC và Viettel sẽ cùng đấu giá trọn lô 79% cổ phần của Vinaconex với giá 21.300 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị tối thiểu hơn 7.400 tỷ đồng. Trước đó, vào cuối năm 2017, phiên đấu giá cổ phần VCG của SCIC đã diễn ra không thành công khi nhà đầu tư chỉ mua lượng 5,5% lượng chào bán.

Kết thúc phiên giao dịch 9/11, thị giá cổ phiếu VCG chỉ còn 18.800 đồng/cp, thấp hơn đáng kể so với mức khởi điểm chào bán.

Có thể bạn quan tâm