TS. Lưu Bích Hồ: “Cải thiện môi trường kinh doanh, vai trò chủ yếu vẫn là của bộ máy quản lý!”

Để được thế giới công nhận là một nền kinh tế thị trường đồng thời đạt mục tiêu đến năm 2020 có được 1 triệu DN theo Nghị quyết 35 của Chính phủ, Việt Nam đang tiến hành tiến hành một làn sóng thay đổ
TS. Lưu Bích Hồ: “Cải thiện môi trường kinh doanh, vai trò chủ yếu vẫn là của bộ máy quản lý!”

Để làm được điều này, cải thiện môi trường kinh doanh để mở rộng “không gian” làm việc cho DN là yếu tố sống còn. TS. Lưu Bích Hồ đã có sự chia sẻ thẳng thắn với Thương Gia xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, Nghị quyết 19/2017 NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã được ban hành và đang trong quá trình triển khai. Ông đánh giá như thế nào về những thay đổi trong Nghị quyết này?

Nghị quyết 19/2017 NQ-CP mới được ban hành và đang trong quá trình triển khai. Thời gian thực hiện vẫn còn ngắn nên chưa thể đánh giá ngay được tính hiệu quả và tác động của Nghị quyết. Nhưng kinh nghiệm thu được từ những năm trước đã cho thấy những tác động tuy rằng chưa thể đáp ứng được như mong muốn nhưng cũng đã phát huy được những tác động tích cực. Đó chính là giúp cho môi trường kinh doanh được cải thiện khá tốt và rõ rệt mặc dù tốc độ vẫn còn tương đối chậm.

Ông hãy nói rõ nguyên nhân vì sao tốc độ này lại chậm như vậy?

Lý do vì sao tốc độ cải thiện còn chậm thì chúng ta đều đã biết rõ. Đó chính là bộ máy và hệ thống đã quán triệt những quy định này vẫn còn chưa tốt. Nói cụ thể hơn tức là Việt Nam có quy định nhưng đến khi triển khai các quy định đó thì lại chưa đồng đều khi có chỗ tốt, có chỗ chưa tốt. Quan điểm của tôi cho rằng vẫn còn cần phải cải thiện nhiều. Nếu vẫn giữ nguyên tình trạng như thế này thì Việt Nam không thể thành công với các mục tiêu đề ra bởi thực chất chúng ta chưa thực sự xoay chuyển được bộ máy hệ thống chính quyền.

Hiện nay, DN vẫn còn tồn tại nhiều bức xúc và bức xúc đó đều xuất phát từ thực tế. Theo thói quen, DN khi gặp những vấn đề khó khăn thì bức xúc. Tuy nhiên, với những vấn đề không khó khăn nhưng Nhà nước hay chính quyền muốn cải thiện để tốt hơn thì DN lại chưa quyết tâm cao để thay đổi, vẫn duy trì thói quen làm việc như trước. Đó là quán tính của DN. DN phải phối hợp tốt và đặc biệt là phải chịu khó phối hợp với cơ quan chức năng để thúc đẩy tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh. Điều tôi muốn nhấn mạnh là hai bên phải phối hợp để cùng hành động. Tuy nhiên, tôi cho rằng, tác động và vai trò chủ yếu vẫn thuộc về Bộ máy quản lý.

Ông đánh giá như thế nào về những tiêu chí, tiêu chuẩn được đề ra trong Nghị quyết 19/2017 này?

Nghị quyết năm nay thì tôi thấy rằng có nhiều điểm mới khi đề ra nhiều mức đòi hỏi cao hơn và cũng cụ thể hơn. Cao hơn ở một điểm chính là mức phấn đấu cùng nhiều chỉ tiêu quan trọng đã được đưa vào. Ví dụ nổi bật như tiêu chí đổi mới sáng tạo. Đây là là chỉ tiêu rất mới.

Tuy nhiên, so với những điều đã đạt được hiện nay thì trong hầu hết trong các báo cáo đều chỉ rõ, các mục tiêu chúng ta đều thực hiện chỉ ở mức trung bình khá, vẫn chưa đạt được ở mức cao, thậm chí còn có mục tiêu thấp hơn mức trung bình. Điều đó cho thấy, chúng ta còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Có 1 triệu DN đến năm 2020 là điều quan trọng nhưng cái quan trọng hơn theo tôi chính là quy mô DN”.

Chính vì thế mà Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng nói rằng, chúng ta phải tăng tốc độ thực hiện cải ách không chỉ theo cấp số cộng mà là cấp số nhân và lũy thừa. Khoảng cách của chúng ta so với thế giới về sự thân thiện trong môi trường kinh doanh vẫn còn lớn.

Việt Nam mong muốn được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường thì trong đó môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng. DN và Nhà nước phải quyết tâm thực hiện để được công nhận nhưng cái chính là không phải là để có được sự công nhận từ quốc tế mà quan trọng nhất là chúng ta làm tốt thì phát triển được kinh tế tốt hơn, DN mới lớn mạnh được.

Theo mục tiêu đến 2020, chúng ta sẽ có 1 triệu DN hoạt động… Ông có suy nghĩ gì về mục tiêu này của Chính phủ?

Có 1 triệu DN đến năm 2020 là điều quan trọng nhưng cái quan trọng hơn theo tôi chính là quy mô DN. Hiện nay, quy mô DN của Việt nam vô cùng nhỏ. Dù chỉ là các DN vừa và nhỏ nhưng Việt Nam phải phấn đấu để quy mô đó lớn hơn hiện nay. Quan trọng hơn hết là phải làm lớn mạnh hơn các vấn đề như năng suất, chất lượng, hiệu quả tức là sức cạnh tranh của DN phải khá hơn.

Hiện nay, sức cạnh tranh của DN vừa và nhỏ quá yếu. Chúng ta không nên chỉ chú trọng đến số lượng. Một triệu DN là mục tiêu phấn đấu tốt. Con số ước tính thời điểm hiện tại là đã được khoảng 600 DN nhưng số lượng DN thực sự hoạt động tốt thì lại không đạt ở ngưỡng số đó. Số lượng DN chưa hoạt động được tốt vẫn tương đối nhiều.

Tôi nhấn mạnh lại, số lượng là cần thiết nhưng chúng ta còn thấp hơn so với các nước rất nhiều về số lượng DN tính trên đầu người. Quan trọng là chất lượng của từng DN, trong đó có yếu tố quy mô và sức cạnh tranh của DN cần được coi trọng hàng đầu đồng thời phải tìm cách để các doanh ngiệp có thể kết nối lại với nhau.

Thực tế hiện nay cho thấy, các DN không thể kết nối được với nhau. Các DN nhỏ không kết nối được với DN lớn, DN lớn cũng không kết nối được với DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đó là những vấn đề đặt ra mà khi chúng ta có thể thay đổi được môi trường kinh doanh thì tôi nghĩ rằng sẽ có thể thúc đẩy được việc kết nối. Khi môi trường kinh doanh tốt, DN làm ăn phát triển thì DN sẽ có thể kết nối được với nhau.

Xin cảm ơn ông!

Liên Trần thực hiện

>> Hội thảo "Phát triển Kinh tế tư nhân trong thời kỳ mới”

Có thể bạn quan tâm