TS. Trần Đình Thiên: Tôi tin DN Việt Nam có thể sản xuất sản phẩm đẳng cấp thế giới

Với TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, năm 2019 là một năm nhiều cảm xúc với thương hiệu Việt, sản phẩm Việt. Có buồn, có vui, có thất vọng và cả niềm tự hào.
TS. Trần Đình Thiên: Tôi tin DN Việt Nam có thể sản xuất sản phẩm đẳng cấp thế giới

“Chưa bao giờ tôi nghi ngờ về khả năng của DN Việt Nam trong việc tạo ra những sản phẩm, thương hiệu Việt đẳng cấp”, ông Thiên chia sẻ.

Những tia sáng lấp lánh

Ông Thiên vẫn là người hào hứng với các câu chuyện của DN tư nhân Việt. Hai, ba năm vừa rồi, ông nói nhiều về nỗi lo thiếu một lực lượng DN Việt thực sự, với những cấu trúc được tính toán để có cơ chế thúc đẩy phát triển.“Tôi đã thấy những tia sáng lấp lánh. Chân dung nền kinh tế đang có được các nét vẽ chính từ DN tư nhân lớn”, ông Thiên hào hứng nói về những dấu hiệu đầu tiên đầy tích cực của lực lượng DN Việt.

TS. Trần Đình Thiên: "Tôi tin DN Việt Nam có thể sản xuất những sản phẩm đẳng cấp thế giới"
TS. Trần Đình Thiên: "Tôi tin DN Việt Nam có thể sản xuất những sản phẩm đẳng cấp thế giới"

Tia sáng lấp lánh mà ông đề cập đến là gì?

Thực ra, lực lượng DN là một khái niệm thông thường, nhưng ở Việt Nam lại chưa có, bởi thiếu DN trụ cột, dẫn đầu các chuỗi phát triển, làm cơ sở thúc đẩy khu vực DN nhỏ và vừa lớn mạnh.

Với chiến lược này, ngay cả khi các sản phẩm, dịch vụ được đặt tại Việt Nam thì người dùng Việt cũng sẽ được hưởng thụ những sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp. Cách này cũng sẽ hút người dùng đẳng cấp thế giới đến với Việt Nam...
Khi cách tiếp cận chọn thị trường đỉnh cao, chọn công nghệ đỉnh cao, khả năng thành công sẽ rất khó khăn...

Tôi tin là các DN đều tính toán và dự liệu được điều này. Trong kinh doanh, có thể thua, thắng, nhưng cách đi này có sức cổ động rất cao. Các DN Việt đã sẵn sàng trở thành những trụ cột phát triển, dám là người tiên phong, cho dù họ sẽ phải chịu nhiều điều tiếng, thậm chí là rủi ro trong đầu tư.

Khi tôi đến Bình Định, nhìn các công trình của FLC trên vùng cát trắng, tôinghĩ họ phải điên mới quyết định làm những công trình này. Nhưng nếu không có những người như vậy, thì sẽ không có sân bay Vân Đồn, không có hệ thống Vinpearl, không có ô tô Việt, không có những sản phẩm sữa, gạo, bia có thể cạnh tranh ngang ngửa hàng nhập, thậm chí giữ được thị trường nội địa trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các DN ngoại có bề dầy kinh nghiệm, dày vốn...

Ông chỉ nhắc tới các DN tư nhân?

Tôi nghĩ họ xứng đáng được nhắc đến vì sự dám làm, dám chịu của họ. Chúng ta đã từng kỳ vọng vào vào DN nhà nước tạo nên những trụ cột, nhưng rồi không thành công bởi nhiều lý do. Nhưng việc hướng ra thế giới, tham gia vào các chuỗi giá trị bằng công nghệ cao, bằng sức sáng tạo thì phải là DN tư nhân, với tầm nhìn, khả năng quyết đoán và sự “điên rồ” trong máu... Điều đáng nói là các quyết định đặt chân của họ đã tạo ra môi trường để DN nhỏ phát triển, kéo theo sự đi lên của cả một vùng đất, một ngành nghề.

Nghĩa là cấu trúc lực lượng DN mà ông nói không chỉ tạo nên các sản phẩm, thương hiệu cụ thể?

Hãy nhìn Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam, Hải Phòng... xem, các địa phương này đã thay đổi như thế nào khi chọn các DN tư nhân lớn đầu tư theo mô hình chuỗi. Khi các DN lớn đầu tư bài bản, các DN đi sau buộc phải đáp ứng các chuẩn mực, tiêu chí để tham gia cuộc chơi. Diện mạo ngành nghề, địa phương sẽ được định dạng rõ nét, thay vì cách phát triển dàn hàng ngang để tiến.

Đây cũng là bài học cơ chế, chính sách mà cả Chính phủ, các địa phương có thể nghiên cứu khi xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư.

Những niềm vui chưa trọn

Ngay khi niềm vui với thương hiệu gạo ngon nhất thế giới ST25 còn nóng hổi, nỗi đau về những cách làm ăn chộp giật của DN lại nổi lên. Lòng tin của người Việt với sản phẩm Việt mới được tạo dựng lại lung lay khi gạo ST25 bị nhái tràn lan, còn cha đẻ của giống gạo này, ông Hồ Quang Cua đau đáu không biết xử lý làm sao...

Với cách ứng xử này, chính các DN Việt đang hại nhau, hại mình, hại uy tín của mình và hại người tiêu dùng. Người tiêu dùng trong nước làm sao có thể sẵn sàng dùng hàng Việt, chọn hàng Việt được, thưa ông?

Có hai điều tôi muốn chia sẻ. Một là tư duy chụp giựt vẫn có, nên nhiều người chọn cách làm vài phi vụ, rồi chuyển sang việc khác. Sâu trong văn hóa Việt, có sự đố kỵ của nền sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ. Làng quê Việt đẹp bởi những lũy tre làng xanh ngát, nhưng chính “tầm nhìn lũy tre” này kìm hãm tư duy, sức sáng tạo trong khuôn phép, nên mới có chuyện ai vươn ra ngoài là bị đố kỵ, ganh ghét, mới có chuyện chỉ muốn kéo đối thủ xuống chứ không có tâm thế vươn lên ngang bằng các đối thủ lớn hơn....

DN Việt cũng vậy mà người tiêu dùng cũng vậy, nhiều khi đến với nhau không vì niềm tin, sự tự hào mà vì đành phải chọn... Tất nhiên, cũng có những sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ của DN Việt chưa thực sự hấp dẫn, cạnh tranh được, nên không hấp dẫn được người dùng.

Làm thế nào để xóa bỏ tầm nhìn lũy tre này? Làm thế nào để người Việt dùng hàng Việt một cách tự hào, thưa ông?

Đứng ở góc độ DN, thì phải thúc đẩy niềm tự hào với sản phẩm Việt, thương hiệu Việt, để sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ xứng đáng. Người tiêu dùng thì cần có tinh thần của người Việt trong lựa chọn sản phẩm của DN Việt.

Nói thì đơn giản, nhưng bản chất câu chuyện ở đây là một môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch. Trong môi trường này, DN nào làm sai trái sẽ bị xử lý rất nặng, DN nào làm tốt sẽ được hưởng lợi, được tạo điều kiện là tốt hơn, năng lực cạnh tranh nâng cao hơn... Trong môi trường ấy, DN sẵn sàng bắt tay với nông dân để phát triển thị trường nông sản, thủy sản...

Khi đó, lựa chọn hàng Việt sẽ không phải là một phong trào được kêu gọi, mà là sự tự hào của người Việt Nam về sản phẩm của người Việt. Tác động tích cực sẽ được lan truyền tới từng DN, tới người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông, chúc ông cùng gia đình một năm mới an khang.

TS. Nguyễn Ngọc Chu

TS. Trần Đình Thiên: Tôi tin DN Việt Nam có thể sản xuất sản phẩm đẳng cấp thế giới ảnh 3

"Đạo đức không phải là thước đo trong kinh doanh

Việc hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam thời gian vừa qua là một minh chứng cho thấy khả năng quản lý sản phẩm và quản lý thị trường của Việt Nam rất hạn chế. Yếu tố thứ nhất nằm ở khả năng định nghĩa sản phẩm khi Bộ Công Thương không thể đưa ra khái niệm cụ thể về hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng giả - hàng nhái và thậm chí là hàng thật...

Yếu tố thứ hai là do chúng ta không có hệ thống giám sát thị trường một cách chặt chẽ. Thứ ba là do những “kẽ hở” của hệ thống quản lý. Vì thế mà chúng ta mới để “lọt” một lượng lớn “Việt Nam chất lượng cao giả” để lưu hành trên thị trường như hiện nay. Thậm chí một số lượng hàng Việt Nam chất lượng không cao cũng được đẩy lên vị trí của sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao. Hai loại hình sản phẩm giả đó buộc những người sản xuất và kinh doanh phải giả dối theo.

Nói như vậy, không có nghĩa là người kinh doanh không có lỗi. Nhưng suy cho cùng, người có lỗi và phải chịu trách nhiệm trước vấn đề này chính là nhà quản lý. Hãy ghi nhớ rằng, kinh doanh giống như một trò chơi, nhà quản lý là những người điều hành. Nếu để người chơi (doanh nhân, DN, người kinh doanh – PV) lợi dụng và điều khiển trò chơi đó thì người mắc lỗi đầu tiên chính là người tạo ra trò chơi (nhà quản lý – PV). Nếu có một bộ máy quản lý tốt thì tôi tin, những người kinh doanh chân chính và các sản phẩm chất lượng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Hãy nhớ, đạo đức không bao giờ là thước đo của sự quản lý mà chính là luật pháp. Kinh doanh tốt không bao giờ dựa trên sự tự nguyện của những làm kinh doanh mà phải là sự tuân thủ pháp luật. Và để làm được điều này thì đầu tiên, hệ thống pháp luật của chúng ta phải minh bạch, rõ ràng và đúng đắn.

Có thể bạn quan tâm