TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa cho nhà đầu tư nước ngoài

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đang hoàn thiện hạ tầng cung cấp dịch vụ để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, TS. Nguyễn Sơn- Chủ tịch HĐQT VSD khẳng
TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa cho nhà đầu tư nước ngoài

Ông Sơn cho biết, năm 2018, mặc dù chịu nhiều tác động đa chiều, song TTCK Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Tính đến hết tháng 8/2018, trong 2,1 triệu tài khoản của nhà đầu tư được mở tại VSD có 27.146 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Tính riêng 8 tháng đầu năm, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài  được mở mới tại VSD lên đến 4.745 tài khoản tăng 40,1% so với năm 2017.

Cùng với sự gia tăng về số lượng tài khoản, giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của UBCKNN,  so với cùng kỳ năm 2017, tổng giá trị mua vào chứng khoán trong 8 tháng đầu năm của nhà đầu tư nước ngoài đạt 207.775 tỷ đồng tăng 47%, tổng giá trị bán ra của khối ngoại đạt 187.717 tỷ đồng, tăng 75,4%.

Mặc dù từ tháng 6 - 8/2018, nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng bán ròng, trong đó cao nhất là tháng 7/2018, giá trị bán ròng lên đến 6.749 tỷ đồng, nhưng tính chung 8 tháng đầu năm, tổng giá trị mua ròng của khối ngoại vẫn đạt 20.058 tỷ đồng.

Giá trị mua ròng của khối ngoại tuy không cao bằng mức 34.068 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước nhưng cũng là con số đáng ghi nhận, nhất là trong bối cảnh dòng vốn nước ngoài có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi do tác động tiêu cực như việc FED tăng lãi suất và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Từ đó, ông Sơn đưa ra nhận định, TTCK Việt Nam vẫn có dư địa cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia khi thị trường đang phát triển theo hướng ngày càng minh bạch, bền vững, tiệm cận dần với thông lệ quốc tế và đặc biệt là kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.

Trong thời gian tới, VSD sẽ chú trọng phát triển các dịch vụ gia tăng cho thị trường, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động nghiệp vụ như dịch vụ bỏ phiếu điện tử, dịch vụ đại lý chuyển nhượng cho quỹ mở và ETF, áp dụng bộ điện tín chuẩn ISO15022 trên cổng giao tiếp trực tuyến với thành viên.... nhằm đa dạng hóa các sản phẩm sau giao dịch, rút ngắn thời gian, thủ tục và chi phí xử lý nghiệp vụ, qua đó góp phần tăng thêm sức hấp dẫn cho thị trường và thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm