Từ cánh cửa nghệ thuật đến thiên nhiên

Lần đầu tham dự khai mạc “Không gian nghệ thuật Flamingo Đại Lải” tôi thật sự bất ngờ. Một vùng đất ẩn chứa nhiều huyền thoại, một dự án BĐS lớn “xanh như không thể xanh hơn”, đặc biệt là một không gi
Từ cánh cửa nghệ thuật đến thiên nhiên

Tổ chức lần đầu năm 2015, Flamingo Art In The Forest ngay lập tức đã gây tiếng vang lớn và trở thành một sự kiện văn hóa - mỹ thuật tầm cỡ quốc gia. Các tác phẩm ở đây không dừng lại ở việc trang điểm hay quảng bá cho dự án, bởi vượt lên điều đó là mang được nghệ thuật đương đại đến với công chúng. Tôi thích thú với sự chia sẻ của họa sĩ Tạ Duy - người có tranh trong triển lãm lần này - Khi anh cho rằng “Trân trọng mọi biểu hiện của sự sống chính là nguồn cảm hứng để nuôi dưỡng nghệ thuật của mình… Nghệ thuật chính là cánh cửa để bước tới và hòa mình vào thế giới kỳ diệu của tạo hóa.”

Nếu như ở những mùa Art In The Forest trước là nơi tụ hội của các nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và quốc tế thì mùa này đặc biệt dành cho những nghệ sĩ trẻ, rất mới và lạ. Tôi bắt gặp ở đây Nguyễn Thị Hoàng Minh sinh năm 1984 với lối tạo hình của nghệ thuật phương Đông tập trung vào hình và mầu sắc như chính cô cho biết. Đôi bàn chân, một bàn tay, gương mặt cô gái trẻ với những cánh chim đậu quanh tóc… tranh lụa của cô đẹp một cách đầy biểu cảm và mang nét huyền bí phương Đông. Những điều tưởng như gần gũi thân thuộc đến bình thường nhưng qua sự sáng tạo của nghệ sĩ bỗng trở nên “đặc biệt duy nhất”.

Có lẽ chỉ có tình yêu cuộc sống và tài năng của người nghệ sĩ mới “nhìn” ra điều ấy. Họa sĩ thực sự đem đến một cách nhìn, một cách chiêm nghiệm về cuộc sống rất riêng của mình và chia sẻ cho mọi người: “Tôi thích sự trong trẻo của lụa, nét ngây thơ của trẻ con và cái mong manh nhưng đầy nội lực của phụ nữ. Lụa là một chất liệu đặc biệt được làm từ tự nhiên, tơ từ kén con tằm. Chính vì vậy tôi vô cùng tâm đắc khi chọn lụa là chất liệu phù hợp với ý tưởng của tôi trong việc thể hiện mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Nhân vật trong tranh của tôi luôn mang hơi thở của thời đại, có khi là sự trở về với nội tâm đầy cảm xúc, khi thì là những giấc mơ về tương lai”- Hoàng Minh cho biết.

"Hoàng Duy Vàng, Nguyễn Xuân Lục, Lê Thanh Tùng, Hoàng Mai Thiệp, Trần Thược… tám nghệ sĩ trẻ mỗi người một vẻ đã đem đến sự bất ngờ cho không gian nghệ thuật Flamingo Đại Lải mùa này của một thế hệ nghệ sĩ 8x.

Tạ Duy sinh năm 1989 mang đến những bức tranh “Mưa tháng hai” “Hạ sớm” “Chớm thu” “ Mùa tàn” – trong trẻo dễ thương, cứ như thể vừa bước vào bình minh của một ngày, một cuộc đời và của chính thiên nhiên. Vượt khỏi nỗi lo cơm áo gạo tiền, những lo toan vất vả đau buồn của kiếp người khi đối diện với những bức tranh trong ta tràn ngập niềm mới mẻ tinh khôi, là tình yêu với thiên nhiên cuộc sống dào dạt.

Hoàng Duy Vàng, Nguyễn Xuân Lục, Lê Thanh Tùng, Hoàng Mai Thiệp, Trần Thược… tám nghệ sĩ trẻ mỗi người một vẻ đã đem đến sự bất ngờ cho không gian nghệ thuật Flamingo Đại Lải mùa này của một thế hệ nghệ sĩ 8x. Theo tác giả Nhân Thụ: “Chấp nhận những tìm tòi thử nghiệm mới về chất liệu, phương pháp sáng tạo, kiên trì tìm kiếm đồng hành với những khó khăn, đồng cảm với từng vui buồn, dự cảm chính xác, chắt lọc tôn vinh từng mầm sáng tạo… Art In the Forest chính là hợp lưu lạ nhất trong lưu vực nghệ thuật 2018”. Điều đặc biệt nữa của triển lãm lần này là “khách mời danh dự” – Điêu khắc gia Trần Hoàng Cơ - đại diện của thế hệ 6x – đã thành danh cả trong nước và quốc tế, có tác phẩm đặt tại không gian công cộng ở Israel, Australia, Nhật, Argentina, Đức… Với các tác phẩm có kích cỡ lớn nhất, Trần Hoàng Cơ mang đến “Lời ngợi ca sức mạnh quyền năng của rừng của thiên nhiên”. Ngày đến thăm gia đình anh trước triển lãm hơn một tuần, tôi đã chứng kiến khu sân vườn nhà anh chẳng khác nào một công xưởng khi anh đốt cháy, nung chảy, cắt gọt, hàn ghép, gò, kéo uốn những lá đồng, ống thép thành thanh thảo dây leo, dáng cây như cấu trúc tự nhiên, vốn thế.

Có lẽ đó chính là sự tôn vinh cao nhất đối với vẻ đẹp nguyên sơ của tự nhiên, là tiếng vọng thống thiết đòi hỏi sự tôn trọng và bảo vệ tự nhiên mà lâu nay chúng ta dường như lãng quên.

Ở Flamingo Đại Lải, du khách bị cuốn hút bởi vẻ đẹp từ những đường thơ, các khu vườn điêu khắc, công viên sáng tạo… và ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của những sáng tạo của người nghệ sĩ. Mưa bay trên đầu, những lớp lá thông xốp mềm dưới chân với một không gian thơ mộng như trong “Bình minh mưa” của Pauxtopxki khi tôi có dịp trò chuyện với ông chủ Flamingo Đại Lải, nghe anh chia sẻ về tình yêu nghệ thuật của mình - để có một Art In the Forest mà như họa sĩ Vũ Hồng Nguyên, đồng sáng lập, giám tuyển AIF khẳng định “tìm kiếm và khích lệ những gương mặt nghệ sĩ mới có triển vọng, có cách nhìn khác về nghệ thuật đương đại, có ham muốn làm nghệ thuật tận tâm là mong muốn luôn thường trực và thôi thúc đưa những nghệ sĩ như vậy đến gần hơn với người yêu nghệ thuật.” 

“Chấp nhận những tìm tòi thử nghiệm mới về chất liệu, phương pháp sáng tạo, kiên trì tìm kiếm đồng hành với những khó khăn, đồng cảm với từng vui buồn, dự cảm chính xác, chắt lọc tôn vinh từng mầm sáng tạo… Art In the Forest chính là hợp lưu lạ nhất trong lưu vực nghệ thuật 2018”.

Có thể bạn quan tâm