Tự động hóa sẽ tạo thêm công ăn việc làm?

Tự động hóa đã xảy ra từ cách đây hơn 200 năm. Cho đến nay, quá trình này không những “cướp” đi nhiều chỗ làm của con người, mà còn tạo ra nhiều công việc hơn thay thế nó. Liệu cách mạng công nghiệp 4
Tự động hóa sẽ tạo thêm công ăn việc làm?

Về mặt lịch sử, máy móc đã tạo ra nhiều hơn so với số lượng công ăn việc làm mà chúng thay thế. Tuy nhiên, lần này sẽ có sự khác biệt. Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với sự xuất hiện của Trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning) và Internet vạn vật (IoT) - đã dẫn đến những thay đổi cơ bản trong quá trình sản xuất. Máy móc giờ đây có thể thực hiện tố hơn nhiều các loại hình công việc, kể cả lao động thủ công lẫn lao động trí tuệ mà không cần sự can thiệp của con người. Nói ngắn gọn, trước kia máy móc làm tăng sức lao động của con người, còn giờ đây thì nó thay thế sức lao động đó.

Hiện, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy một sự tương quan tích cực giữa tự động hóa và công ăn việc làm - không chỉ trong quá khứ, mà còn trong hoàn cảnh mới của CMCN 4.0.

Theo Nicolette Barnard, Trưởng phòng Nhân sự của hãng Siemens Australia, "trong khi công nghệ tiếp tục chuyển đổi nhiệm vụ trong quá trình sản xuất, công ăn việc làm vẫn còn và không biến mất".

Điều này không có nghĩa là sự chuyển đổi sẽ diễn ra suôn sẻ. Trong nhóm người có thu nhập trung bình, là nhóm chiếm đa số số người đang làm việc, các nhân viên có kỹ năng phù hợp cho Công nghiệp 4.0 đang thay đổi theo hướng tăng lên, nhưng so với nhu cầu vẫn sẽ thiếu nghiêm trọng. Theo McKinsey, trên toàn cầu, số thiếu hụt đó sẽ lên tới 40 triệu vào năm 2020. Đồng thời, số lượng những nhân viên không có đủ kỹ năng phù hợp sẽ ngày càng tăng.

Giải pháp cho tình trạng này là các các lớp học trực tuyến mở rộng (MOOC). Trong năm năm qua MOOC đã bắt đầu giải quyết cả hai vấn đề trên, với hình thức cho phép các nhân viên có được bằng cấp mới ngay cả khi họ tiếp tục làm việc.

Một trong số MOOC có uy tín nhất, Coursera, hiện có 24 triệu sinh viên đăng ký. Người sáng lập, Andrew Ng, là một học giả của Trường Stanford với kiến thức sâu về AI. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với The Economist "Với tư cách là những nhà nghiên cứu về AI, chúng tôi có trách nhiệm đạo đức để giải quyết những vấn đề do mình tạo ra".

Việc đào tạo tại chỗ cũng quan trọng không kém. Ví dụ, những người học việc tại cơ sở đào tạo của hãng Siemens ở Đức học cách sử dụng thực tế tăng cường (AR) để làm việc với các robot đối tác. Họ học để kiểm tra các thành phần kỹ thuật số, và để kiểm tra mã cho các hệ thống tự động hóa bằng cách sử dụng các mô hình ảo. Điều này, rõ ràng đã vượt xa các kỹ năng làm việc và phương pháp đào tạo truyền thống.

Sự thay đổi của việc làm

Khi quá trình chế tạo sản xuất kết hợp với công nghệ thông tin và truyền thông, người lao động sẽ có những nhiệm vụ mới. Công việc của họ ngày càng tập trung vào việc lập kế hoạch và phối hợp, giám sát và ra quyết định. Trong chừng mực mà công việc của họ vẫn còn mang tính thủ công, nó sẽ ngày càng được tăng cường bởi các máy móc như các robot đối tác.

Tuy nhiên, tự động hóa không bị giới hạn trong các ngành công nghiệp chế tạo mà ngày càng đóng vai trò quan trọng ở các ngành khác. Trong y học, các bác sĩ sử dụng AI sẽ đem lại sự cải thiện đáng kể kết quả chẩn đoán. Trong các thử nghiệm gần đây, một số hình thức nhận diện hình ảnh tự động cho kết quả tốt hơn 50% trong việc phân tích khối u ác tính khi phân tích chụp X-quang và CT-scan so với nhóm chuyên gia X-quang có kinh nghiệm, tỷ lệ sai sót do máy móc phân tích là 0% so với 7% của nhóm chuyên gia.

Làn sóng tự động hoá và số hóa hiện nay không chỉ làm thay đổi công việc của từng cá nhân. Nó còn làm thay đổi toàn bộ quá trình làm việc, dù là trong ngành dịch vụ, nghiên cứu và phát triển, tìm nguồn cung ứng, sản xuất hay phân phối. Tóm lại, hệ thống kết nối đang vượt lên hệ thống phân cấp.

Kỹ thuật số song sinh

Hợp nhất các khía cạnh ảo và "thực" của sản xuất là chìa khoá của CMCN 4.0, và không có gì chứng minh điều này tốt hơn so với mô hình kỹ thuật số song sinh - một hình ảnh đại diện ảo của sản phẩm với từng chi tiết kỹ thuật nhỏ nhất.

Việc đặt hai thế giới ảo và vật lý cạnh nhau cho phép phân tích dữ liệu và giám sát các hệ thống nhằm ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng xảy ra, không để thời gian chết, thúc đẩy các cơ hội mới và lên kế hoạch cho tương lai bằng cách sử dụng mô phỏng. Mục đích cuối cùng là tạo ra, thử nghiệm và xây dựng các sản phẩm trong một môi trường ảo - để quá trình sản xuất vật lý chỉ bắt đầu khi sản phẩm đã hình thành.

Nói cách khác, cặp song sinh kỹ thuật số nói riêng, cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung chính là thúc đẩy năng suất lao động tăng cao.

Có thể bạn quan tâm