Tư duy của chủ DN tư nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng!

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Thùy – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Hoàng Gia trong vấn đề thành lập tổ chức cơ sở Đảng ngoài Nhà nước để góp phần vào sự phát triể
Tư duy của chủ DN tư nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng!

Thưa ông, ông có thể đánh giá thế nào về việc hình thành và phát triển các tổ chức cơ sở Đảng ngoài Nhà nước tại các DN tư nhân?

Việc thành lập các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cơ sở Đảng tại các DN là Nghị định 09 của Thành ủy Hà Nội. Theo quan điểm của tôi, chủ trương thành lập các tổ chức cơ sở Đảng ngoài Nhà nước là đúng và trúng trong quá trình phát triển nền kinh tế tư nhân Việt Nam. Phía các DN cũng đang phối kết hợp tốt để thực hiện chủ trương này.

Trong thời gian qua, kết quả này đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho các DN khi hỗ trợ quá trình đổi mới tư duy, suy nghĩ của chủ DN tư nhân và cán bộ công nhân viên làm việc trong các DN ngoài Nhà nước.

Từ trước đến nay, hầu hết DN vẫn có quan điểm cho rằng, việc thành lập các cơ sở Đảng trong DN ngoài Nhà nước mất nhiều thời gian và phải đầu tư nhiều công sức thậm chí tài chính để duy trì tổ chức này. Nhưng theo quan điểm của tôi, các chủ DN phải nhận thấy rằng, việc thành lập cơ sở Đảng có thể hỗ trợ DN nói lên tiếng nói, cập nhật được nhanh nhất các thông tin, chủ trương của Đảng và cũng là hỗ trợ đẩy mạnh, uy tín thương hiệu của DN với các cấp bộ ngành.

Đối với người lao động, khi xây dựng thành công các tổ chức cơ sở Đảng giúp họ có thêm niềm tin khi nhận thấy mình được bảo vệ và có tiếng nói trong DN. Bên cạnh đó, họ còn được tạo động lực để phấn đấu, tìm thấy mục tiêu phấn đấu và từ dó phát huy hết khả năng lao động cũng như cống hiến cho DN.

Có một số chuyên gia cho rằng, hiện nay, các hình thái của hệ thống tổ chức này, đơn cử như tổ chức cơ sở Đảng hay Hội và các hiệp hội DN đều chưa hoạt động hiệu quả, chưa phát huy được vai trò cầu nối giữa DN và các cấp bộ, ngành. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Tôi cho rằng, đó là do một số người chưa nhận thức được đầy đủ. Vì tôi nhận thấy rằng, tại công ty Hoàng Gia chúng tôi, tổ chức Chi bộ Đảng đang đóng góp nhiều cho sự phát triển của công ty. Thứ nhất, do các cán bộ Đảng viên đều là cán bộ nòng cốt trong công ty. Khi các đồng chí đó nhận được sự quan tâm thì các đồng chí đó càng phát huy năng lực và đóng góp tích cực cho công ty.

Tôi vẫn cho rằng, nếu như chúng ta phát triển được Đảng viên trong từng DN thì có thể phát triển được năng lực, tạo được niềm tin để họ cống hiến nhiều hơn. Đặc thìù của mỗi một DN chính là đem lại hiệu quả kinh doanh, nâng cao đời sống cho người lao động. Khi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Chi bộ Đảng và Ban Giám đốc từng DN thì chủ trương phát triển của Công ty luôn gắn được với chủ trương và đường lối của đất nước.

Hiện nay, DN Việt Nam có chủ yếu có quy mô nhỏ thậm chí là siêu nhỏ nên việc thành lập các tổ chức như vậy trong DN rất hạn chế. Liệu điều này có tăng áp lực lên bộ máy nhân sự của các DN hay không?

Thực thế là số lượng Đảng viên trong DN rất ít chưa đủ tiêu chí để có thể thành lập được tổ chức cơ sở Đảng. Nếu DN chưa đủ Đảng viên thì có thể liên kết nhiều DN để thành lập một tổ chức. Theo quy định, một chi bộ Đảng chỉ cần có từ 3 Đảng viên trở lên.

Tại Quận Bắc Từ Liêm, đã thành lập một số chi bộ kết hợp nhiều các DN nhỏ và vừa. Từ những chi bộ đó, họ mở rộng, liên kết và phát hiện ra những công nhân lao động xuất sắc, bồi dưỡng họ. Đó là nguồn lực của Đảng.

Hiện nay, nếu được sự phối hợp giữa các tổ chức này và Ban Giám đốc thì DN sẽ ngày càng kết nối chặt chẽ với các cơ quan, các cấp bộ ngành để từ đó có cơ hội nói lên tiếng nói của DN, đóng góp vào mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội cũng như được phát triển mạnh mẽ hơn.

Nói thêm về sự phát triển của nền kinh tế tư nhân Việt Nam, hiện nay Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa đang được tiến hành lấy ý kiến để hoàn thiện. Với cương vị là một chủ DN, ông có ý kiến đóng góp như thế nào để hoàn thiện luật này?

Có rất nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Nhưng theo tôi, đầu tiên là cần phân rõ từng quy mô DN như căn cứ vào số lao động thực tế tham gia trực tiếp vào hoạt động của DN; vốn đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong một kỳ cũng như định hướng phát triển kinh doanh của DN. Tất cả những yếu tố đó chính là những tiêu chí theo tôi có thể làm căn cứ để xây dựng Luật hỗ trợ bám sát vào tình hình thực tế của các DN Việt Nam.

Hiện nay, hơn 90% DN Việt Nam là DN nhỏ và vừa nhưng quy mô DN lại khác nhau. Có DN 100 lao động nhưng có DN chỉ dưới 10 lao động. Thống kê cũng cho thấy, số lượng DN có tầm dưới 10 lao động là rất phổ biến nên luật phải làm thế nào hỗ trợ được tối đa các doanh nghiệp này.

Vậy đối với các tổ chức đơn cử như Chi bộ Đảng, để có thể thay DN nói lên tiếng nói để hoàn thiện Luật này thì cần phải làm những gì?

Có nhiều tổ chức như Hiệp hội tại các tỉnh thành và Hiệp hội tại Trung ương kết hợp với cơ quan quản lý Nhà nước đơn cử như cơ quan thuế đang theo dõi chặt chẽ quá trình hoạt động của DN. Đây là những tổ chức sẽ hỗ trợ tích cực vào quá trình tháo gỡ khó khăn cho DN.

Có một câu tôi rất quan tâm đó là DN Việt Nam muốn lớn hay không muốn lớn. Đằng sau cái không muốn lớn đó có rất nhiều vấn đề mà như chị Đinh Thị Ty – đại diện Công ty Hồ Gươm cũng đã cho nói, trình độ quản trị của lãnh đạo DN còn nhiều hạn chế. Trong khi, các chính sách chủ trương của Nhà nước lại luôn thay đổi nên nếu DN không cập nhật kịp thời thì định hướng phát triển sẽ sai. Thực chất là có rất nhiều DN đã mắc phải những sự phát triển chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam nên các DN phải tích cực phối hợp để hoàn thiện thể chế để phù hợp và thân thiện nhất với sự phát triển của DN trong nền kinh tế thị trường. 

Xin cảm ơn ông.

Có thể bạn quan tâm