Tướng Mỹ tuyên bố kế hoạch tấn công vào Kaliningrad của Nga

Nguyên tư lệnh lượng không quân Mỹ ở châu Âu phát biểu trong một cuộc họp báo: “Nếu cần thiết phải hủy diệt IADS (Hệ thống phòng không tích hợp) Kaliningrad, chúng ta đã có kế hoạch chắc chắn để thực
Tướng Mỹ tuyên bố kế hoạch tấn công vào Kaliningrad của Nga

Ông nói tiếp: “Chúng tôi đang huấn luyện để thực hiện điều này. Chúng tôi nghiên cứu kỹ lưỡng các kế hoạch mọi lúc mọi nơi. Nếu chiến tranh trở thành hiện thực, chúng tôi sẽ sẵn sàng thực hiện kế hoạch (hủy diệt hệ thống phòng không Kaliningrad).

Tướng Jeff Harrigian nhấn mạnh: Nếu Nga tiến hành cuộc tấn công xâm lược từ vùng đất chiến lược Kaliningrad và buộc Mỹ phải đáp trả, thì chúng tôi sẽ tiến hành một chiến dịch tấn công đa diện, nhanh chóng, kịp thời và hiệu, đảm bảo chúng tôi có can thiệp vào khu vực này.

Tướng Harrigian không cung cấp bất cứ thông tin chi tiết nào về kế hoạch tấn công Kaliningrad. Nhưng vị trí chiến lược đáng sợ của Kaliningrad, nằm giữa Ba Lan và Litva, cách xa lãnh thổ Nga, khiến khu vực này trở thành căn cứ tiến bộ tuyệt vời và cũng là mục tiêu bị chú ý nhiều nhất.

Hệ thống tên lửa phòng không, chống hạm và tên lửa mặt đất của Nga trên khu vực này có thể đe dọa phần lớn NATO, khiến không quân Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương phải tìm ra cách bảo vệ tốt hơn các căn cứ, ngụy trang, nghiên cứu phân tán các máy bay chiến đấu đến nhiều trang địa bàn khác nhau.

Ngược lại, các hệ thống vũ khí trang bị Nga cũng nằm trong tầm bắn của các chiến hạm NATO trên Biển Baltic, lực lượng pháo binh – tên lửa NATO trên đất liền  và một tuyến đường tương đối ngắn đối với lực lượng tăng thiết giáp NATO.

Vị trí địa lý của khu vực hình thành những khả năng mới, để chiến dịch thuần túy chỉ sử dụng lực lượng không quân, trong điều kiện Mỹ và các đồng minh có thể phối kết hợp tất cả các lực lượng khác nhau đồng bộ tấn công trong các lĩnh vực khác nhau. Đây thực sự là một thách thức rất lớn.

Những gì tướng Harrigian muốn nói trước công chúng là: ông và những đối tác Lực lượng Không quân Thái Bình Dương đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn khi điều hành lực lượng Không quân thực hiện các sứ mệnh quân sự trong môi trường đa diện tương lai: Đó là nhiệm vụ liên kết phối hợp các đơn vị tác chiến trên không, trên bộ, trên biển, trên không gian vũ trụ, không gian mạng và tác chiến điện tử, đồng bộ hóa trong một tấn công duy nhất phá vỡ hệ thống phòng thủ tiên tiến của đối phương.

Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander và tầm bắn từ Kaliningrad trên chiến trường chậu Âu. Ảnh Breaking Defense

Tầm nhìn chiến lược, nhưng thực tế quá khó khăn

Tướng Harrigian có rất nhiều kinh nghiệm nỗ lực biến viễn cảnh tương lai thành hiện thực. Ông là giám đốc sáng lập Văn phòng tích hợp F-35 của Không quân Mỹ, đối mặt với một thử thách vô cùng khó khăn khi nỗ lực biến chiếc tiêm kích tàng hình hoàn toàn mới và thường xuyên bị lỗi thành vũ khí tiến công chủ lực kỹ thuật số cho các chiến dịch của Không quân. Thực tế, những radar, cảm biến và khả năng của F-35 làm lu mờ vai trò máy bay ném bom truyền thống đến mức Tham mưu trưởng Không quân, Tướng Mark Goldfein, gọi F-35 là chiếc máy tính bay.

Công việc sắp tới của tướng Harrigian tại Bộ Tư lệnh Trung tâm Không quân (AFCENT) là Tư lệnh không quân khu vực Trung Đông, nơi quân đội phải điều phối các lực lượng của mình và của đồng minh để tiến hành các chiến dịch đa diện trong trong những cuộc chiến thực.

Hiện nay, một hoạt động liên kết phối hợp thường phải mất nhiều ngày, nhiều tuần hoặc vài tháng chuẩn bị kỹ lưỡng để tập trung binh lực, triển khai học thuyết quân sự, các cơ sở văn bản pháp lý khác nhau. Tốc độ hoạt động như vậy quá chậm nếu xảy ra một cuộc chiến lớn chống lại những kẻ thù giả định như Nga hay Trung Quốc.

Ông cho biết: “Tôi đã làm việc ở AFCENT được hai năm. Chúng tôi tiến hành các hoạt động quân sự trong môi trường đa diện. Hiện nay chúng tôi cần tiếp tục nỗ lực để phân cấp tốt hơn, đẩy lùi những cản trở pháp lý và tăng cường các công cụ cần thiết, cho phép thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn.

 “Hiện nay trong khối NATO, những vướng mắc trở ngại rất lớn do có tới 29 quân đội quốc gia khác nhau liên kết phối hợp chiến đấu, đối mặt với các rào cản về ngôn ngữ, sự quan liêu và công nghệ không tương thích”. Theo ông, để chọc thủng hệ thống phòng không ở Kaliningrad cần có sự liên kết phối hợp chặt chẽ của Không quân, Hải quân, Lục quân, các lực lượng tác chiến vũ trụ và tác chiến không gian mạng.

“Các cuộc diễn tập gần đây như Rapid Forge cung cấp nhiều kinh nghiệm thực tế quý giá” - tướng Harrigian nhận xét: “đặc biệt là phương thức thực hiện ý đồ chiến lược “triển khai nhanh”, trong đó các máy bay phân tán từ những căn cứ không quân lớn của NATO, như Ramstein ở Đức đến những sân bay nhỏ hơn có số lượng lớn. Chiến lược mới đòi hỏi rất nhiều cơ sở hậu cần kỹ thuật.

Ngoài những nhiệm vụ quan trọng như xây dựng đường băng và hầm ngầm kho tàng, một sứ mệnh ít tốn kém hơn là thiết lập mạng chiến thuật tương thích với các lực lượng NATO. Mặc dù kế hoạch sẽ rất tốn kém, nhưng đạt được vấn đề trọng yếu là làm phức tạp hóa chiến trường, kẻ thù gặp khó khăn trong theo dõi tình huống chiến trường và tấn công vào các lực lượng đã bị phân tán.

Không quân Mỹ hiện nay đang tìm kiếm những giải pháp tốt hơn để bảo vệ căn cứ không quân Ramstein, nhưng sẽ mất nhiều thời gian. Ông Harrigian nhận xét khá bi quan, nếu tôi có thể có được khả năng này trong vòng năm năm tới, tôi sẽ rất vui mừng.

Tướng Harrigian hiện đang làm việc với Bộ Không quân ở Washington và Bộ Tư lệnh lực lượng Không quân do tướng Mike Holmes lãnh đạo, nhằm đề xuất chương trình huấn luyện sẵn sàng chiến đấu dài hạn, nội dung các cuộc diễn tập lớn và nhiều thử thách hơn. Ông nói: Chúng tôi đưa ra những CONOP (ý đồ chiến dịch diễn tập chung) với những cấp độ chi tiết hóa cao hơn.

Kế hoạch tấn công Kaliningrad, dù không được tướng Harrigian thông báo chi tiết, nhưng rõ ràng là một kế hoạch rất lớn, có thể lớn hơn hẳn kế hoạch giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ lực của Trung Quốc, nhưng tính khả thi rất thấp. Mặc dù vậy, kế hoạch tấn công Kaliningrad thực tế chỉ là phương thức để buộc các quốc gia châu Âu đầu tư nhiều hơn nữa vào quân sự và tạo sức ép với Nga.

Nhưng để thực hiện kế hoạch ấy, cần có những điều kiện then chốt về địa chính trị và tình hình kinh tế - chính trị của Nga. Hiện nay và trong tương lai gần, những yếu tố đó vẫn chưa có khả năng xuất hiện.

Breaking Defense

Có thể bạn quan tâm