Vết trượt dài của Cavico - doanh nghiệp Việt đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại Mỹ

Đã từng có thời điểm Cavico Việt Nam nổi lên như một điểm sáng về đầu tư xây dựng và khai thác mỏ, đỉnh điểm là khi niêm yết cổ phiếu công ty con trên sàn chứng khoán Mỹ. Nhưng hiện cái tên Cavico chỉ
Vết trượt dài của Cavico - doanh nghiệp Việt đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại Mỹ

Từ biểu tượng thành “con nợ”

Ngày 18/9/2009, Cavico Việt Nam thông báo trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại NASDAQ của Mỹ với mã chứng khoán CAVO. Tuy nhiên, thực chất công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn NASDAQ không phải là Cavico Việt Nam hay Cavico Corp, mà là công ty con của Cavico Việt Nam, đó là CTCP Cavico Khai thác mỏ (Cavico Mining), trước đây có tên gọi CTCP Cavico Núi Béo. Ngay sau khi niêm yết trên sàn NASDAQ, Cavico Mining đã được bán lại cho một đối tác nước ngoài. Chi tiết về thương vụ này không được tiết lộ, đó cũng là lý do vì sao không nhiều người biết thông tin về doanh nghiệp này này.

Cùng với đó là sự “biến mất” của Cavico Corp và Cavico Việt Nam khi bong bóng bất động sản và chứng khoán bị vỡ. Cavico đến nay đã được được thay tên đổi họ, công ty đã gần như không còn hoạt động gì sau khi “ôm” khoản nợ ngân hàng lên đến hàng nghìn tỷ đồng, cùng nợ bảo hiểm xã hội và nợ lương cán bộ công nhân viên. Trong những năm gần đây, một số công ty con của Cavico đều đặn hàng năm được cơ quan thuế Hà Nội “bêu” tên trong danh sách các doanh nghiệp nợ đọng thuế.

Năm 2016, CTCP Tòa nhà Cavico Việt Nam nợ hơn 2,1 tỷ đồng. Năm 2015, có tới 4 công ty thuộc “họ” Cavico nằm trong danh sách này gồm: CTCP Cavico xây dựng cầu hầm nợ 80,48 tỷ đồng; CTCP Cavico xây dựng thuỷ điện nợ 54,86 tỷ đồng; CTCP Cavico Điện lực và Tài nguyên nợ 29,23 tỷ đồng; và CTCP Cavico Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng nợ 21,9 tỷ đồng.

Năm 2010, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội đã khởi kiện Cavico xây dựng cầu hầm ra tòa do khoản nợ bảo hiểm xã hội 1,84 tỷ đồng, tổng thời gian nợ 18 tháng. Năm 2011, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội tiếp tục khởi kiện ra tòa 3 đơn vị nữa thuộc Cavico Corp là Cavico Điện lực tài nguyên, Cavico khoáng sản và công nghiệp, Cavico Giao thông với tổng số nợ 4,96 tỷ đồng.

Chỉ tính đến tháng 10/2011 Cavico đã nợ trên 10 tỷ đồng bảo hiểm xã hội của 16 đơn vị thành viên thuộc Công ty Cavico Việt Nam. Số tiền này chiếm 11,6% tổng các khoản nợ của các đơn vị, doanh nghiệp đang nợ Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội, tính đến thời điểm hết tháng 9-2011.

Cavico được thành lập vào năm 2000 do ông Bùi Quảng Hà là thành viên sáng lập. Ông Hà nguyên là cán bộ của Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô. Chỉ sau vài năm thành lập, Cavico đã nhanh chóng phát triển thêm hàng loạt công ty con gồm: Cavico Xây lắp điện; Cavico Cầu hầm; Cavico Khai thác mỏ; Cavico Cầu đường; Cavico Xây dựng và Nhân lực… với các hoạt động chủ yếu là trở thành nhà thầu phụ cho các công trình xây dựng công xây dựng hạ tầng cơ sở, công trình ngầm, đập thủy điện, cầu, đường giao thông, khai thác mỏ, xây dựng dân dụng…

Apex Tower đã gần hoàn thiện nhưng lại bị bỏ hoang qua nhiều năm

Apex Tower đã gần hoàn thiện nhưng lại bị bỏ hoang qua nhiều năm

 
Apex Tower bỏ hoang nhiều năm

Một số công trình do Cavico tham gia thi công gồm dự án thủy điện Đồng Nai 3, Thủy điện Đồng Nai 4, Thủy điện Buôn Kuốp, thủy điện Bản Vẽ, Thủy điện BuônTuaShar, Thủy điện Đại Ninh, Thủy điện Bắc Bình, Thủy điện A Lưới, Thủy điện Sông Tranh 2,…

Một trong số đó là tòa tháp Apex Tower (địa chỉ tại lô HH3, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được khởi công xây dựng ngày 27/1/2008 có tổng mức đầu tư khoảng 13 triệu USD, do Công ty Cổ phần Tòa nhà Cavico Việt Nam làm chủ đầu tư và Công ty CP Tu tạo và phát triển nhà (CTP).

Apex Tower có tổng diện tích khuôn viên là 2.780 m2, diện tích sàn xây dựng là 44.000 m2, chiều cao tòa nhà khoảng 100 m, số tầng cao là 27 tầng + 3 tầng hầm. Công trình được dự kiến hoàn thành vào năm 2012.

Khi đi vào hoạt động, APEX Tower được kỳ vọng sẽ cung cấp khoảng trên 24.300m2 văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại tiện nghi, hiện đại và đạt tiêu chuẩn cao tạo ra một điểm nhấn kiến trúc ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội, góp phần làm đẹp cảnh quan khu đô thị mới năng động nói riêng và quy hoạch tổng thể của Thủ đô Hà Nội nói chung trong thời gian tới.

Thế nhưng hiện nay sau gần 10 năm xây dựng, công trình chỉ mới được xây xong phần thô và nằm đắp chiếu. Hiện nay, công trình đang bị biến tượng nghiêm trọng khi phía sảnh trước, sảnh sau và phần tầng hầm bị đem ra xẻ thịt làm bãi để xe, không những thế xung quanh bên dưới toà còn bị bủa vây bởi rất nhiều các cửa hàng ăn uống.

Sau 10 năm biến đối, ngay cả những người dân xung quanh cũng không biết dự án này là của doanh nghiệp nào. Họ chỉ xót xa vì dự án đã hoàn thiện đến 90% nhưng không biết vì lý do gì đã bỏ hoang cho mưa nắng nhiều năm nay mặc dù tòa nhà có thiết kế rất đẹp và xây dựng bởi vật liệu cao cấp.

Ở một diễn biến khác, mới đây Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã ra phán quyết buộc chủ đầu tư Apex Tower là Công ty CP Tu tạo và phát triển nhà (CTP) phải bồi thường 4,3 tỷ đồng cho Công ty TNHH Thiết kế tư vấn đầu tư (Devyt) do chậm bàn giao nhà.

Theo đó, năm 2010, CTP và Duyệt ký hợp đồng chuyển nhượng văn phòng số 09, quy mô 937,3 m2 (tầng 18 và 19) với giá trị hơn 1,1 triệu USD, thuộc dự án Trung tâm thương mại Apex Tower. Thực hiện hợp đồng, Devyt chuyển qua tài khoản đợt 1 số tiền là 14,7 tỷ đồng (tương ứng khoảng 70% giá trị hợp đồng). 12 tỷ đồng trong số đó là do Devyt vay ngân hàng.

Nhưng quá thời hạn đặt ra 4 năm mà CTP không có văn phòng để bàn giao cho khách hàng. Vì vậy, Devyt đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đòi số tiền gốc 14,7 tỷ đồng và khoản lãi ngân hàng mà khách hàng chịu thiệt khi vay vốn để đầu tư vào dự án.

Có lẽ vết trượt dài của Cavico những năm gần đây đã khiến Apex Tower đã không thể tiếp tục triển khai đúng tiến độ đề ra gây thiệt hại cho nhà đầu tư đã đầu tư vào dự án cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mĩ quan đô thị xung quanh dự án.

>> Điểm mặt dự án nghìn tỷ bỏ hoang cạnh biểu tượng Keangnam

>> Sau gần 10 năm, ‘siêu’ dự án Usilk City vẫn hoang tàn

Có thể bạn quan tâm