Việt Nam và câu chuyện chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Việt Nam đang “hiểu” thế nào về cách mạng công nghiệp 4.0, chuỗi giá trị toàn cầu, và cần làm gì khi tham gia vào cuộc cách mạng, chuỗi giá trị ấy ?.
Việt Nam và câu chuyện chuỗi giá trị toàn cầu

Chuyện chậm

Theo bà Phạm Thị Thi Hằng tổng thư ký VCCI: “Chúng ta đang rất chậm khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, khi thế giới đã tham gia vào từ 13 năm trước thì giờ ta mới nói đến. Các doanh nghiệp cần nằm bắt nhiều hơn các công cụ truyền bá tiếp thị tạo dựng thương hiệu, nắm bắt nhu cầu mua bán hơn”. 

Điều bà Hằng muốn nhắc tới là thực tế, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đã chuyển sang giai đoạn tập trung vào nghiên cứu và phát triển, thiết kế, phân phối và marketing để tạo ra giá trị lớn, thì các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất trong nước lại chỉ tạo ra phần giá trị khiêm tốn, và là phần giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Điều đó giải thích một phần cho việc doanh nghiệp ở những nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển thường đặt nhà máy sản xuất và lắp ráp sản phẩm ở những nước đang phát triển để tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ của những nơi này.

Thực tế ấy cho thấy, doanh nhiệp Việt cần đầu tư nhiều hơn cho các phần có giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn cầu như thiết kế, marketing, phân phối và dịch vụ khách hàng.

Facebook đã tạo ra giá trị kết nối và là một kênh marketing rất mạnh trong thời gian qua

Facebook đã tạo ra giá trị kết nối và là một kênh marketing rất mạnh trong thời gian qua

Theo bà Trần Thanh Tâm Phó giám đốc trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Hiện tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn như việc tiếp cận nguồn vốn, thủ tục hành chính, thuế lệ phí… và rất ít hợp tác liên doanh liên kết ngay cả các doanh nghiệp trong nước với nhau. Việc liên doanh liên kết là yếu tố sống còn khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

Theo đại diện Facebook tại Việt Nam ông Huỳnh Kim Tước, rất đáng mừng ở Việt Nam hiện nay rất nhiều công ty, bạn trẻ có thực lực đang tiếp cận và tham gia vào chuỗi giá trị theo nhiều cách khách nhau đặc biệt là marketing chứ không đơn thuần là sản xuất hàng hóa. Từ đó tạo ra giá trị cao hơn, nhiều tỷ phú hơn cho Việt Nam.

Chuyện nhanh

Thực tế  không ít các doanh nghiệp của Việt Nam thành công khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và được bạn bè quốc tế công nhận.

Một trong số đó có thể kể đến tập đoàn Viettel. Cụ thể, công ty định giá thương hiệu Brand Finance cho biết, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel của Việt Nam đứng thứ 2 tại ASEAN về giá trị thương hiệu viễn thôngcó giá trị nhất khu vực Đông Nam Á năm 2017.

Hiện, Viettel cũng là nhà mạng giữ vị trí thống lĩnh tại Việt Nam với hơn 60 triệu thuê bao. Tập đoàn này cũng có vị thế ở rất nhiều dịch vụ liên quan như: Cung cấp mạng internet, bán điện thoại di động,…

Khi thị phần mạng điện thoại di động tại Việt Nam đã bão hòa với 3 nhà mạng lớn Viettel, mobiphone, vinaphone, Viettel đã có bước đi thông minh hơn là đầu tư ra các thị trường tiềm năng như Lào, Đông Timor, Châu Phi, Châu Mĩ… Rõ ràng Viettel đã nhanh chân hơn  mobiphone, vinaphone trong việc đầu tư ra nước ngoài cũng như cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác.

Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam

Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam

Ngoài mức tăng trưởng và lợi nhuận giá trị thương hiệu của Viettel cũng được đánh giá rất cao. Người Việt Nam đã quá quen thuộc với logo của Viettel và slogan “ Hãy nói theo cách của bạn”, thành công của Viettel một phần cũng từ slogan quá quen thuộc và ăn sâu vào tiềm thức của mọi người dân Việt.

Nhưng thời điểm 2003, Viettel đã có một bước đi mạo hiểm vào tốn kém thuê JW Thomson (JWT) – Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới. Ngay với đại đa số các công ty Việtnam, việc thuê một công ty quảng cáo nước ngoài làm thương hiệu là một việc làm quá “xa xỉ” thì việc thuê JWT có thể coi là một hành động “chơi trội”. Trị giá hợp đồng của Viettel và JWT lúc đó có giá trị 45000 USD và được thực hiện trong vòng 2 tháng ( thực tế mất tới 8 tháng ), được coi là một hợp đồng lịch sử làm marketing của công ty này. Và sau đó logo của Viettel và slogan “ Hãy nói theo cách của bạn” đã ra đời.  Thế nhưng thực tế đã chứng minh là một trong những hợp đồng về thương hiệu hời nhất mà Viettel có được.

Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng những bước đi thông minh và táo bạo của Viettel cả về đầu tư lẫn làm thương hiệu đã tạo lên giá trị của tập đoàn này trên toàn cầu và được quốc tế đánh giá cao. Chỉ trong 15 năm một công ty mới thành lập với những bước đi đúng đắn đã tạo lên tập đoàn lớn mạnh giá trị tỷ đô từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hiện nay, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có thể nói là bước đi bắt buộc của mọi doanh nghiệp nếu muốn lớn mạnh và đạt được giá trị gia tăng lớn.

 Thanh Bút

Có thể bạn quan tâm