VinaCapital: Bất động sản sẽ hưởng lợi từ dòng vốn FDI vào Việt Nam

Theo VinaCapital để phục vụ ngành sản xuất ngày càng tăng của Việt Nam, ngành công nghiệp hậu cần trị giá 50 tỷ USD sẽ trải qua sự mở rộng nhanh chóng, tăng 20% mỗi năm, với mức tăng trưởng bền vững d
VinaCapital: Bất động sản sẽ hưởng lợi từ dòng vốn FDI vào Việt Nam

Thị trường bất động sản sẽ có cơ hội tăng trưởng nhờ hưởng lợi từ dòng vốn FDI vào Việt Nam 

Năm 2016, vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 24,4 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Vai trò quan trọng của FDI trong nền kinh tế Việt Nam là rõ ràng: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp gần 20% GDP của Việt Nam. Các công ty nước ngoài sản xuất nhiều hơn 2/3 xuất khẩu của Việt Nam với Samsung chiếm 22,7% tổng xuất khẩu.

Tất cả đều dẫn đến câu hỏi: "Các công ty Việt Nam ở đâu?" Họ hầu hết đang vất vả để cạnh tranh, dẫn đến một số người cho rằng nền kinh tế có thể bị trũng nếu những xu hướng này tiếp tục.

Đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 12 năm qua

VinaCapital tin rằng những lo ngại này là hợp lý, nhưng là có hai cách để giải quyết chúng:

  1. Tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Mặc dù tốc độ tư nhân hóa đã tăng nhanh nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn chỉ đóng góp khoảng 1/3 cho GDP của Việt Nam mặc dù chiếm khoảng 40% vốn đầu tư. Hơn nữa, theo IMF, năng suất lao động của các doanh nghiệp nước ngoài cao gấp năm lần so với các DNNN.
  2. Đảm bảo sân chơi: Khi các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ thường xuyên được giảm thuế, có cơ sở hạ tầng xây dựng sẵn hoặc xây dựng theo yêu cầu và các ưu đãi khác; Cộng thêm, chi phí vốn thấp hơn.

Ngược lại, các công ty Việt Nam thường không nhận được những cân nhắc ưu đãi như vậy, gây bất lợi ngay từ đầu. Theo Vinacapital, Chính phủ nên xem xét cách thức để mở rộng ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam để họ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn.

  1. Đầu tư xây dựng thương hiệu: Việt Nam không thiếu những công ty thành công, tinh thần kinh doanh của người Việt Nam rất mạnh. Nhưng có rất ít các công ty nổi tiếng mà đã đầu tư vào tiếp thị và xây dựng thương hiệu đến mức độ cần thiết để đứng ra, cụ thể là Vinamilk và FPT, đều là công ty cổ phần hóa và đi đầu trong ngành sữa và công nghệ thông tin.

VietJet (hãng hàng không) và Mobile World (bán lẻ điện tử tiêu dùng) là các công ty tư nhân có lợi nhuận phát triển. Họ và một số thương hiệu trong nước khác chứng minh rằng có thể xây dựng thương hiệu riêng biệt và phổ biến với người tiêu dùng và quan trọng hơn, tạo ra lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư. Nếu người Việt Nam không vượt qua thách thức, thì có một khả năng rất thực tế là các thương hiệu nước ngoài có thể chiếm lĩnh một phần đáng kể trong nền kinh tế.

Làm thế nào nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ câu chuyện FDI?

Tỷ trọng Vốn FDI vào Việt Nam chia theo từng nước năm 2016

Câu chuyện FDI của Việt Nam rất tích cực, nhưng các nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ nó như thế nào? Theo VinaCapital các nhà đầu tư có thể tham gia thông qua thị trường bất động sản. Các tập đoàn đa quốc gia đang xây dựng và / hoặc cho thuê không gian nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối tại và quanh TP.HCM ở phía Nam, Hải Phòng và Hà Nội ở phía Bắc và ngày càng gần Đà Nẵng ở khu vực miền Trung.

Nhu cầu những tài sản này sẽ mạnh mẽ trong tương lai gần khi các công ty đa quốc gia tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam, để thêm vào hoặc thay thế hoàn toàn các hoạt động ở Trung Quốc. Một nghiên cứu từ Học viện Đô thị của Mỹ cho thấy các nhà đầu tư coi Hồ Chí Minh là một trong số các thành phố hàng đầu về triển vọng đầu tư và ưu tiên mua bất động sản công nghiệp và phân phối.

Đề xuất mua/bán/giữ bất động sản công nghiệp/phân phối theo thành phố

Để phục vụ ngành sản xuất ngày càng tăng của Việt Nam, ngành công nghiệp hậu cần trị giá 50 tỷ USD cũng trải qua sự mở rộng nhanh chóng, tăng 20% mỗi năm, với mức tăng trưởng bền vững dự kiến từ 20-24% cho ít nhất 5-10 năm tới. Thông thương tại các cảng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 10% vào năm 2016. Những dự báo này nói lên sự cần thiết cho các cơ sở phân phối và kho bãi mới.

Mapletree và một nhóm người chơi khác trong khu vực đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực này mặc dù theo một cách khá khiêm tốn. VinaCapital tin rằng có thể có một cơ hội để một ai đó tập hợp số tài sản này vào một quỹ có thể tạo ra lợi nhuận vững chắc cho các nhà đầu tư.

Kết luận

Trong 2 tháng đầu năm 2017, tổng số vốn FDI ghi nhận được là 3,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi nguồn vốn đầu tư vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may giảm dần - vốn được xem là một trong những đối tượng hưởng lợi lớn nhất của TPP - theo VinaCapital việc tiếp tục đầu tư vào các công ty công nghệ cùng với các nhà phát triển bất động sản có thể lấy lại cân bằng.

Hơn nữa, Việt Nam cần tập trung thu hút đầu tư chất lượng cao hơn, chú ý về công nghệ cao. Những đầu tư giá trị gia tăng và sạch hơn này sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho sự phát triển không ngừng của đất nước, mặc dù họ sẽ cần đầu tư thêm cho giáo dục để đảm bảo sẵn sàng nguồn lao động cho công việc phức tạp hơn.

Tuy nhiên, có vẻ như dòng chảy FDI sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vài năm tới khi Việt Nam củng cố vị thế của mình như một trung tâm sản xuất mới của ASEAN.

Theo Trang Hồ/VinaCapital 

>> 113 dự án bất động sản tại Hà Nội đủ điều kiện bán nhà “trên giấy”

Có thể bạn quan tâm