Vốn chủ sở hữu của DN xuất khẩu lao động không được dưới 5 tỷ đồng

Đây là một trong những điểm được Uỷ ban thường vụ Quốc hội giữ nguyên quan điểm Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) vừa được gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội.
Vốn chủ sở hữu của DN xuất khẩu lao động không được dưới 5 tỷ đồng

Việc sử dụng khái niệm "vốn chủ sở hữu" là để bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như đánh giá được năng lực tài chính, khả năng hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Cụ thể, vốn điều lệ là nguồn vốn được ghi trên giấy phép kinh doanh, là tổng số vốn góp của tất cả các thành viên, còn vốn chủ sở hữu là tổng số tài sản, nguồn vốn thực tế của chủ sở hữu và là toàn bộ phần còn lại của tài sản sau khi đã trừ tổng tài sản cho các khoản nợ phải trả. Sử dụng khái niệm vốn điều lệ, mặc dù phù hợp với Luật doanh nghiệp nhưng lại không thể hiện rõ năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 

Dù khái niệm "vốn chủ sở hữu" không thống nhất với Luật kể tên nhưng vẫn tồn tại trong Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Trong khi đó, mục tiêu của Luật nhằm bảo vệ tốt nhất cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, trong đó có ràng buộc chặt chẽ về vấn đề năng lực tài chính, nguồn lực, các điều kiện bảo đảm hoạt động và năng lực tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng để bảo đảm điều kiện tối thiểu về tài chính nhằm dự phòng các tình huống phát sinh, rủi ro khi xảy ra trong quá trình hoạt động, nhất là khi liên quan đến người lao động thì việc quy định ràng buộc về vốn chủ sở hữu sẽ chặt chẽ và khả thi hơn vốn điều lệ. Chính vì vậy, yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu lao động sử dụng vốn chủ sở hữu là để đả bảo yêu cầu khả năng đánh giá năng lực doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người lao động. 

Quy định này cũng là một trong những quy định được Uỷ ban Thường vụ quốc hội thống nhất quan điểm giữ nguyên - vốn được quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hiện hành.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với quan điểm của Chính phủ khi trình dự án Luật, đồng thời tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉ đạo việc chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giữ quy định về “vốn chủ sở hữu” và thống nhất mức vốn chủ sở hữu không thấp hơn 5 tỷ đồng.

Thực chất đây chính là Luật hóa quy định của pháp luật hiện hành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích.

Có thể bạn quan tâm