Xà phòng chứa chất triclosan bị cấm lưu hành tại Việt Nam

Bộ Y tế cho biết, nếu phát hiện chế phẩm không đảm bảo an toàn, Bộ Y tế sẽ xem xét rút số đăng ký lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Pháp luật &Xã hội, quy định chính thức này áp dụng cho cá
Xà phòng chứa chất triclosan bị cấm lưu hành tại Việt Nam

Bộ Y tế cho biết, nếu phát hiện chế phẩm không đảm bảo an toàn, Bộ Y tế sẽ xem xét rút số đăng ký lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Pháp luật &Xã hội, quy định chính thức này áp dụng cho các loại xà phòng có chứa ít nhất 1 trong số 19 hoạt chất đó. Các Cty sẽ không thể tiếp tục kinh doanh trên thị trường các chất tẩy rửa kháng khuẩn với các thành phần nói trên, vì các nhà sản xuất đã không chứng minh được rằng các sản phẩm của họ hiệu quả hơn so với xà phòng thường trong việc ngăn ngừa bệnh tật, sự lây lan một số bệnh dịch mà còn gây tác hại cho cơ thể. Bộ Y tế Việt Nam cũng cho biết, về việc ban hành danh mục các chất không được sử dụng trong các sản phẩm gia dụng, bao gồm cả xà phòng rửa tay với nước thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương. Bộ Y tế quản lý các chế phẩm sát khuẩn tay không dùng nước và chế phẩm diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực y tế. Các chế phẩm này trước khi lưu hành tại Việt Nam phải thực hiện việc đăng ký lưu hành để thẩm định tính an toàn và hiệu lực của chế phẩm. Trong quá trình lưu hành, nếu phát hiện chế phẩm không còn đảm bảo an toàn và hiệu lực hoặc có khuyến cáo từ các tổ chức quốc tế về hoạt chất không đảm bảo an toàn và hiệu lực, Bộ Y tế sẽ xem xét rút số đăng ký lưu hành và chấm dứt việc lưu hành chế phẩm trên lãnh thổ Việt Nam. Tuổi trẻ cho biết, Bộ Y tế cũng dẫn thông tin từ FDA là người tiêu dùng cho rằng xà phòng diệt khuẩn có hiệu quả hơn trong ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng, nhưng thực tế không có bằng chứng cho thấy xà phòng diệt khuẩn tốt hơn so với xà phòng thường và nước. Trong khi đó, một số hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn (thông dụng là triclosan - xà phòng dạng lỏng và triclocarban - xà phòng bánh) có ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là kháng thuốc và ảnh hưởng đến nội tiết tố. FDA cũng cho rằng các nhà sản xuất xà phòng đã không cung cấp đủ bằng chứng chứng minh tính an toàn của 19 hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn này. Tại Việt Nam, qua khảo sát cho thấy có nhiều xà phòng dạng lỏng có chứa triclosan đang được lưu hành. Báo cáo của một doanh nghiệp sản xuất xà phòng lớn cũng cho biết họ có dùng triclosan nhưng đã thay thế bằng hoạt chất khác từ năm 2014. Trước đó, như Chất lượng Việt Nam đã đưa tin, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành quy định chính thức về việc các sản phẩm xà phòng diệt khuẩn dùng trong gia dụng có chứa một số hoạt chất sẽ không được tiếp tục bán trên thị trường. Theo danh mục này có 19 thành phần hoạt chất không có lợi cho sức khỏe, bao gồm các thành phần thông dụng nhất triclosan và triclocarban. Sản phẩm nằm trong phạm vi điều chỉnh của quy định này là các dạng xà phòng kháng khuẩn dùng trong gia dụng, được sử dụng để rửa tay với nước và phải xả sạch bằng nước sau khi sử dụng.

Triclosan làm suy yếu hệ thống miễn dịch

Zing News cho biết, triclosan là thành phần chính trong xà phòng kháng khuẩn. Các đặc tính kháng khuẩn của chất diệt sinh vật này là lý do các nhà sản xuất sử dụng nó trong một số loại thuốc trừ sâu và các sản phẩm tiêu dùng như đệm, tấm cách nhiệt hay kem đánh răng, nước súc miệng. Tuy nhiên, triclosan lại có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người.

Trước đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em tiếp xúc với triclosan dễ bị sốt cỏ khô. Ngoài ra, triclosan cũng gây dị ứng viêm da tiếp xúc ở những người nhạy cảm.

Bên cạnh đó, chất này phản ứng với clo trong nước máy và tạo ra 2,4-dichlorophenol, hợp chất chuyển đổi thành dioxin khi tiếp xúc với bức xạ tia cực tím từ mặt trời. Một lượng nhỏ chất dioxin sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống nội tiết.

Ngoài ra, đây là chất hóa học ổn định, nên việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể phải mất thời gian dài. Nhiều báo cáo cho thấy triclosan kết hợp với clo trong nước máy tạo thành chloroform, một chất gây ung thư nguy hiểm.

Đặc biệt, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng triclosan ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của các hormone tuyến giáp, làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Thu Trang (t/h)

Có thể bạn quan tâm