Xót lòng cụ ông 70 tuổi bị liệt sống “một thân một mình”

Trong căn nhà tuyềnh toàng khoảng 10m2, cụ ông chừng 70 tuổi dáng người gầy guộc chỉ còn da bọc xương, đôi tay run run đang cố viết lách một cái gì đó, dòng chữ tuy không được ngay ngắn nhưng với một
Xót lòng cụ ông 70 tuổi bị liệt sống “một thân một mình”

Trong căn nhà tuyềnh toàng khoảng 10m2, cụ ông chừng 70 tuổi dáng người gầy guộc chỉ còn da bọc xương, đôi tay run run đang cố viết lách một cái gì đó, dòng chữ tuy không được ngay ngắn nhưng với một người bị liệt như ông thì đó lại là một điều kì diệu!

Gần 60 năm ngồi trên giường bệnh, cũng là gần 60 năm chống chọi với những cơn đau quằn quại mỗi khi trở trời. Thế nhưng ở cái tuổi “gần đất xa trời” cụ Ích vẫn trong cảnh một thân một mình. Trong căn nhà nhỏ xập xệ, chật chội ở thôn nghèo huyện Ba Vì,  không có gì gọi là đáng giá, có chăng thứ giá trị nhất trong nhà cụ là chiếc tivi ở góc nhà, căn nhà tuềnh toàng của một một thân già khiến ai nhìn vào cũng xót thương, cụ Ích bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời không mấy niềm vui của mình. Từ thuở nhỏ đến lúc thiếu niên tuổi mười ba, mười bốn, cụ vẫn khỏe mạnh, lành lặn như bạn bè cùng trang lứa. Chàng trai ấy cũng học, cũng chơi, cũng lao động giúp đỡ gia đình. Tai họa ấp đến trong một lần sông Hồng bị ngập, nước tràn vào nhà. Cụ cùng các thành viên trong gia đình gấp rút rời lên đê tránh nước. Sau trận ấy, cụ bị cảm, rồi thành liệt, cụ mất dần khả năng đi lại, thời điểm ấy, đến cái ăn còn khó nói chi đến việc chữa bệnh, thế nhưng thương con nhỏ, mẹ cụ lúc bấy giờ đã chạy chữa khắp nơi, ấy vậy mà càng chạy chữa bệnh tật chẳng những không thuyên giam mà còn nặng hơn. Ban đầu chỉ là liệt khớp, rồi dần dần là liệt nửa người kèm theo những cơn đau đến chết đi sống lại. Mãi sau này, cụ Ích mới biết chứng bệnh mình mắc phải được gọi là bệnh phong hàn. Xót lòng cụ ông 70 tuổi bị liệt sống “một thân một mình” ảnh 1 Căn nhà nhỏ xập xệ, chật chội ở thôn nghèo huyện Ba Vì Chỉ tay lên di ảnh của mẹ, cụ Ích nghẹn ngào, nước mắt cũng rơm rớm rơi theo, "cuộc đời tôi may mắn vì có mẹ, một người mẹ hết lòng vì con, có mẹ, được mẹ nuôi là điều quá tuyệt vời. Cả cuộc đời mẹ hy sinh vì con cái, tôi thương mẹ lắm”. Thương mẹ nhiều như vậy đó, nhưng cụ đâu có thể phụng dưỡng mẹ hay làm được gì đâu. Nhưng đổi lại tình thương ấy chẳng thể hiện bằng những thứ cao cả, lớn lao, mà trong sâu thẳm con người, cụ luôn tâm niệm một điều rằng, thương mẹ chính là góp sức mình vào những công việc xã hội, "tàn những không phế" Cần sống, cống hiến cho tốt đời đẹp đao, sống làm sao để xứng đáng với công lao nuôi nấng chăm sóc của mẹ, giúp ích cho xã hội ngày một tôt đẹp hơn. Cảm xúc khi nhớ về mẹ, cụ Ích đã viết: “Thương thay lận đận thân cò Tám mươi lăm tuổi vẫn còn nuôi con” Xót lòng cụ ông 70 tuổi bị liệt sống “một thân một mình” ảnh 2 Năm 1999 Tác phẩm dân ca "Thập ân công mẹ" của Cụ Ích đã đạt giải trong cuộc vận động viết lời cho các làn điệu dân ca trên sóng đài Tiếng nói Việt Nam do Đài TNVN tổ chức Nằm trên giường bệnh, nhìn mẹ già còng lưng chăm sóc con, cái cảm giác ấy bao người hiểu được. 92 tuổi mẹ mất, mất khi chưa nhận được sự phụng dưỡng của con một ngày, mất đi với nỗi lo đau đáu bên mình, đứa con bệnh tật sẽ cô đơn trong căn nhà của chình mình, với nỗi lo con đói, con khát. Hơn 60 năm nằm trên giường bệnh với những con đau quằn quại mỗi khi trái gió trở trời, hơn 60 năm ấy cũng là quãng thời gian cụ sống nhờ sự chăm sóc, đùm bọc của anh em, làng xóm. Thế nhưng vượt qua nỗi mất mát, đau đớn của bản thân, cụ Ích vẫn tự tạo cho mình những thú vui riêng, vẫn lạc quan vào cuộc sống, vẫn lấy những người anh em, những người hàng xóm làm mục đích để sống, sống vui, sống có ích. Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tình, cháu ngoại gọi cụ Ích bằng cậu cho biết: “Hoàn cảnh của cụ đáng thương lắm, cụ không con, sống một mình lại không thể tự đi lại, từ ngày mẹ mất, cụ buồn đi trông thấy. Cụ nói còn nợ mẹ nhiều quá. Hằng ngày tôi đều phải qua đây cơm nước, vệ sinh cá nhân giúp cụ”. Cũng theo lời ông Tình: “Trông thế thôi nhưng cụ có nhiều tài lẻ lắm”. Cái tài lẻ mà ông Tình nói ở đây chính là khả năng hội họa, khả năng văn chương của cụ. Cụ vẽ đẹp, sáng tác thơ hay cụ viết lời bài hát ở mọi thể loại từ dân ca, cải lương cho tới quan họ. Cụ vui vẻ kể, mỗi khi hội phụ nữ có liên hoan văn nghệ vẫn thường nhờ cụ sáng tác thơ, viết lời bài hát. Hay trước đây, thời cụ Ích khoảng 30, 40 tuổi, khi chuẩn bị cho buổi tiễn tân binh lên đường cụ đều được đám trai trẻ tin tưởng vào tay nghề mà “giao” cho nhiệm vụ vẽ bìa lưu bút. Được biết, trong cuộc vận động viết lời cho các làn điệu dân ca trên sóng Đài truyền hình Việt Nam cụ Ích đã từng được trao giải thưởng về tài năng của mình, cụ tiết lộ: Từ nhỏ cụ đã yêu thích văn học khi là học sinh cụ đã từng được thưởng vì làm thơ hay. Cuộc đời vốn dĩ “sòng phẳng”, ông trời cũng không chặn đứng đường sống của bất kỳ ai. Ông lấy đi của họ đôi mắt tinh anh sẽ đáp trả họ đôi tai nhạy bén. Ông lấy đi của họ đôi chân sẽ trao trả họ đôi tay nhanh nhẹn. Và cụ Ích cũng không phải là ngoại lệ, đôi bàn chân không thể đứng vững, cả người không thể cử động nhưng duy nhất đôi bàn tay có thể cử động, vẫn có thể cầm, nắm, chép văn, chép thơ. Người tài thì thường lắm tật, phải chăng câu nói ấy đã vận đúng vào số mệnh của cụ Ích. Giờ đây đối với cụ Ích có lẽ điều bình dị mà cụ hằng mong nhất như bao người khi tuổi già là một tổ ấm gia đình. Cụ cười mà nói “năm 18 tuổi, cũng có đôi ba mối tình, thế nhưng chưa kịp ngỏ lời thì bệnh đã ập đến, ngồi 1 chỗ, ai còn dám yêu, ai còn dám lấy”. Giá như ông trời cho cụ lành lặn như bao người đàn ông khác thì giờ đây, cụ đã có quyền được làm cha, làm ông, để thân già không phải cô đơn trong căn nhà của chính mình. Nói về mong ước của mình, cụ Ích chia sẻ: “Trước đây, tôi mong có chiếc máy tính để có thể gõ mà không phải viết, nhưng bây giờ muộn rồi, mắt tôi kém không nhìn được rõ, nhưng tôi vẫn sẽ cầm bút sáng tác, tôi sẽ vẫn lấy đó làm niềm vui để sống”. Mọi lòng hảo tâm xin gửi về Cụ Đỗ Tất Ích, xóm 5, thôn Thanh Chiểu, xã Phú Cường, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội hoặc cháu ngoại Nguyễn Đình Nghĩa, số tài khoản: 2210205303106, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Vì, Hà Nội. Số ĐT: 0978620131. Hạnh Châu/VTOTO

Có thể bạn quan tâm