Xu hướng dòng vốn FDI: Chảy mạnh vào góp vốn, mua cổ phần

Tính đến 20/6, tổng giá trị vốn góp của DN FDI đạt 8,12 tỷ USD, tăng tới 98,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng "yêu thích" góp vốn, mua cổ phần để th
Xu hướng dòng vốn FDI: Chảy mạnh vào góp vốn, mua cổ phần

Tính đến 20/6/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của NĐTNN đạt 18,47 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi con số giải ngân đạt 9,1 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Mặc dù tổng vốn đăng ký giảm nhưng điểm sáng nổi bật là sự gia tăng mạnh mẽ dòng vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với 4.020 lượt góp vốn, mua cổ phần, tổng giá trị vốn góp 8,12 tỷ USD, tăng tới 98,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm gần 44% tổng vốn đăng ký.

Diễn biến này đã diễn ra từ vài năm trước. Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), một mặt, xu hướng này thể hiện thị trường M&A phát triển, thông tin minh bạch đến NĐT và cơ hội hợp tác quốc tế mở rộng. Nhưng đồng thời cũng cảnh báo xu hướng “ngoại hóa” DN Việt và sự chuyển dịch từ vốn đầu tư trực tiếp vào dự án mới sang mua lại cổ phần để thâu tóm DN đang hoạt động.

Thông tin được Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh cũng phản ánh, SK Investment Vina II - quỹ đầu tư thành viên của SK Group (Hàn Quốc) đã chính thức hoàn tất việc mua 205,7 triệu cổ phiếu VIC của Vingroup, để trở thành cổ đông lớn của tập đoàn này. Trước đó, SK cũng dốc vốn vào Masan, bởi đây đều là tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. Trong khi Taisho Pharmaceutical Co,.Ltd đăng ký mua thêm 300.000 cổ phiếu DHG của Dược Hậu Giang - một trong những DN dược phẩm lớn tại Việt Nam, để nâng tỷ lệ sở hữu của mình tại DHG lên 51%.

Theo thống kê, năm 2018 lượng góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN đạt 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với năm 2017; năm trước đó là 6,19 tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2016.

Theo lĩnh vực đầu tư, các NĐT nước ngoài tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai…

Có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào Công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội), chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai. Trung Quốc đã vươn lên đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,29 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư. Trong số 7 dự án FDI “khủng” vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 thì các NĐT Hồng Kông và Trung Quốc đã chiếm 5/7 dự án.

>> Nợ nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh

Có thể bạn quan tâm