4 bài học lãnh đạo dành cho doanh nhân

Những lời khuyên từ những người thông thái dưới đây sẽ giúp tất cả chúng ta trở thành những doanh nhân và nhà lãnh đạo tốt hơn.
4 bài học lãnh đạo dành cho doanh nhân

Là doanh nhân, tất cả chúng ta đều có mong muốn phát triển bản thân, để hoàn thiện và thành công. Tuy nhiên, mong muốn đó lại khá mang tính dao động. Đôi khi ngọn lửa trong chúng ta tàn phai dần, còn khi khác, nó lại bùng cháy và thôi thúc chúng ta hành động để phát triển bản thân, giúp chúng ta không e ngại bất cứ rào cản nào.

Trong quá trình tham gia các sự kiện dành cho các doanh nhân và nhà lãnh đạo, đồng thời trong khi cố gắng học hỏi từ những người khác, John Hall - CEO & Đồng sáng lập công ty Influence & Co đã nghiên cứu một vài doanh nhân. Với mục đích cố gằng tìm hiểu rằng điều gì đã thúc đẩy họ, giúp họ tiếp tục tiến lên, John Hall đã tìm được một vài lời khuyên và nó đều có lợi cho bất kỳ một doanh nhân nào.

Dưới đây là bốn bài học mà John Hall chia sẻ trên trang INC để các doanh nhân có thể tham khảo trong cuộc sống:

1. Khai thác sự vĩ đại trong con người bạn

Đôi khi, kẻ duy nhất đứng giữa tôi và con người vĩ đại trong tôi lại chính là ... cái tôi. Cái tôi đó đôi khi lại ngáng đường việc tôi tập luyện để có những thói quen tốt, để phát triển những khả năng tiềm ẩn của tôi . Sẽ là rất tuyệt nếu bạn nghĩ rằng bạn phù hợp với việc bạn làm, nhưng thực tế, bạn luôn có thể làm tốt hơn.

Mấu chốt là không để cái tôi xem vào và để nó thuyết phục bạn rằng chẳng còn gì để khám phá bên trong con người bạn. Bạn là một sinh vật sống và bạn luôn thay đổi, và luôn có những sự thật ẩn sâu hơn về những gì bạn có thể làm.

Thất bại cũng chẳng sao. Những doanh nhân, những nhà lãnh đạo, và những người vĩ đại nhất đều thất bại tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, nhưng nếu bạn tiếp tục làm việc chăm chỉ, tiếp tục học tập, và tự vây quanh bản thân bởi những người tài giỏi, thì bạn đang trong quá trình để có được sự đột phá, và điều tốt đẹp nhất sớm muộn rồi sẽ đến với bạn.

2. Xây dựng công việc kinh doanh của bạn xung quanh niềm đam mê

Niềm đam mê của tôi được thúc đẩy bởi mong muốn làm mọi thứ tốt đẹp hơn. Tôi liên tục phải đối mặt với các thử thách và rào cản, nhưng việc giải quyết chúng lại luôn tiếp thêm năng lượng cho tôi đi tiếp. Với tôi, thực sự chẳng có cách nào khác để tiếp cận công việc kinh doanh ngoài việc: nhìn vào điều gì đang thách thức bạn rồi tìm cách dùng niềm đam mê của bạn để tạo sự thay đổi.

Điều tương tự có thể dùng để nói về Tiến sĩ Terri Levine, nhà hướng dẫn nghệ thuật lãnh đạo và tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm cả cuốn: “Turbocharge: How to Transform Your Business as a Heart-Repreneur” (Tạm dịch: Bứt tốc: Làm sao để biến đổi doanh nghiệp của bạn thành trái tim của một người mua hàng”) Mặc dù cô đã đạt được những thành tích cao, nhưng cuộc đời của Levine chẳng dễ dàng gì.

Một thời điểm mang tính bước ngoặt với Levine là một tai nạn tàn khốc vào năm 2006 đã dẫn đến chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ (Reflex Sympathetic Dystrophy – RSD), khiến cô phải ngồi xe lăn trong vòng 18 tháng.

Cho đến bây giờ, tiến sĩ Levine vẫn tự thúc đẩy bản thân vượt qua các vấn đề về sức khỏe liên quan tới cả trái tim lẫn các việc phục hồi chức năng, cô dùng các kinh nghiệm bản thân để tạo dựng nền tảng RSD cho các trẻ em.

Khi nói về chặng đường kinh doanh của mình, cô chia sẻ: “tôi thực sự yêu thích việc trở thành một doanh nhân. Tôi được phép sử dụng chuyên môn, năng lực và cả sức mạnh của mình để thực sự phục vụ mọi người. Tôi không chỉ có thể thiết kế công việc kinh doanh xung quanh niềm đam mê của tôi rồi tạo ra lợi nhuận, mà đã biến nó thành cơ hội để thực sự phục vụ và hỗ trợ những khách hàng đồng thời cũng là thành viên trong gia đình của tôi.”

Tiến sĩ Levine rất đam mê tinh thần khởi nghiệp, và lời khuyên của cô với mọi người đơn giản là: “Nếu bạn thực hiện nhiệm vụ khá phá tâm hồn bên trong con người bạn và đạt được sự tập trung vào con tim, thì hãy tham gia trò chơi khởi nghiệp từ bên trong con người bạn trước, nó giúp bạn có được những hành động đúng đắn bên ngoài để thành công.”

Vì vậy, hãy tìm đến thứ mà bạn đang phải vật lộn tranh đấu và xem xét liệu nó có phải là điều thực sự truyền cảm hứng cho bạn hay không. Rất có thể, chúng sẽ đưa bạn tới việc có một nỗ lực kinh doanh rất thành công.

3. Đừng sợ thay đổi – hãy nắm bắt lấy nó

Thay đổi là điều khá đáng sợ. Tôi cố gắng trở nên linh hoạt, nhưng thú thật, tôi vẫn sợ phải thay đổi. Và có lẽ tôi vẫn luôn ở một mức độ sợ hãi nào đó – đặc biệt là bây giờ, khi tôi có vợ và hai đứa trẻ tuyệt vời. Ai mà lại muốn thay đổi khi đang có một gia đình tuyệt vời để trở về?

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các thành viên trong gia đình lại muốn tôi trở nên trì trệ. Mỗi ngày, họ đều khuyến khích tôi đạt được những khả năng thực sự của tôi, và việc tìm kiếm những khả năng đó đòi hỏi việc phải liên tục thay đổi.

Irfan A. Khan, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Bristlecone, (Bristlecone là công ty con của tập đoàn Mahindra - nhà sản xuất xe điện duy nhất của Ấn Độ, Bristlecone tư vấn về chuỗi cung ứng các sản phẩm đáng tin cậy cho một số lượng lớn các công ty trong danh sách Fortune 500.

Các dịch vụ của Bristlecone là một sự pha trộn tối ưu giữa các kiến thức về Công nghiệp, Quy trình và Ứng dụng) ông là người có hiểu biết sâu rộng về các tổ chức như Microsoft hay Hughes Network Systems, nhưng bước ngoặt của ông đến vào năm 2014 khi ông trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành của Bristlecone.

Ở đây ông đã đối mặt với vô số thách thức trong việc giữ được lợi nhuận hàng năm ở mức hai con số cùng với khối tài sản khổng lồ trị giá 19 tỉ đô la của tập đoàn Mahindra.

Khan nói:“Với tư cách là một công ty, chúng tôi lấy cảm hứng từ loài cây thông biểu tượng Bristlecone – loài cây có thể sống tới 5000 năm trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, với rất ít khả năng tiếp cận được nước hoặc đất. Nó mọc ở độ cao 1500m tới 3000m và phải chịu đựng những cơn gió mạnh trong điều kiện nhiệt độ dưới 0 độ C.”

Ông nói thêm: “trong ngành công nghiệp của chúng tôi – cũng như những doanh nghiệp ngày nay khác – chúng tôi phải tồn tại và phát triển trong điều kiện phải đổi mặt với rất nhiều vấn đề như khủng bố, thiên tai, thay đổi pháp luật, các rủi ro về chính chị hoặc địa chính, và với cả việc thay đổi sở thích của người dùng.”

Điều mà tôi thích ở Khan là ông ấy không hề sợ hãi việc thay đổi hay sợ các thử thách. Ông biết chúng sẽ tới và ông muốn trở nên sẵn sàng. Tôi liên tục nhận thấy các nhà lãnh đạo giỏi thường chào đón các cơ hội để giúp các công ty của họ thích ứng, vươn lên và phát đạt khi các thách thức đến với họ. Điều đáng nói không hẳn là việc bạn phát triển được trong những điều kiện tốt, mà là cách bạn tồn tại khi mọi thứ không còn tốt đẹp nữa.

4. Tìm những khoảnh khắc đáng học hỏi

Những khoảnh khắc đáng học hỏi là những thời điểm đáng trân quý nhất để giúp ích cho chính bạn và những người xung quanh bạn. Khi một sai lầm xảy ra, sẽ là tối quan trọng nếu mọi người nhận ra đó là cơ hội để học hỏi từ sai lầm đó, bất kể dù là ai đã thực sự gây ra nó.

Không ai là hoàn hảo, vậy nên điều quan trọng không phải là việc ai gây ra những sai lầm, mà là cách sửa chữa chúng và giới hạn các khả năng của việc xảy ra các sai lầm tương tự trong tương lai. Những nhà lãnh đạo thực sự có thể nhận diện những khoảnh khắc đáng học hỏi đó và truyền đạt chúng một cách hiệu quả tới từng thành viên trong nhóm của họ, để giúp mỗi người trưởng thành hơn.

Đây từng là một vấn đề rất lớn đối với tôi bởi vì với tư cách là một nhà lãnh đạo, tôi muốn mọi người thích làm việc với tôi, và quan trọng hơn là tôi muốn thử thách họ để mỗi người có thể đạt tới phiên bản tốt nhất của chính họ. Đôi khi, hai điều đó không cùng xảy ra một cách tốt đẹp.

Một người bạn của tôi, Val Wright, đã viết một cuốn sách có tên: “Thoughtfully Ruthless: The Key to Exponential Growth – tạm dịch: Chu đáo một cách tàn nhẫn: chìa khóa của thành công” về sự cân bằng giữa sự quan tâm chu đáo và việc trở thành một nhà lãnh đạo thành công – người có khả năng đưa ra tất cả các quyết định đúng đắn.

Nó đã dạy tôi cách để cân bằng giữa những nhiệm vụ khó khăn trong việc thử thách những người mà tôi hàng ngày làm việc cùng, với việc duy trì được một mối quan hệ tốt và trở thành một nhà lãnh đạo mà mọi người có thể tin tưởng, có thể đến gần, và nói chuyện cùng.

Những nhà lãnh đạo kể trên đã đưa ra những lời khuyên khôn ngoan cùng những hiểu biết từ chính những kinh nghiệm của bản thân họ, và mỗi người trong số họ đã giúp tôi trở thành một người lãnh đạo tốt hơn. Nếu bạn có một doanh nhân hoặc một đồng nghiệp truyền cảm hứng cho bạn, hãy đừng ngại khi đến và xin lời khuyên của họ. Khi các doanh nhân học hỏi từ người khác và cùng nhau phát triển, thì mỗi người đều trở nên hoàn thiện hơn.

Có thể bạn quan tâm