4 cách các CEO nên dùng để tạo ra một chiến lược PR hiệu quả

Các CEO của các công ty thành công như Apple, Google hay Tesla đều là các chuyên gia trong lĩnh vực PR. Nếu bạn muốn trở thành những chuyên gia PR thành công như họ, đừng quên 4 quy tắc dưới đây. V
4 cách các CEO nên dùng để tạo ra một chiến lược PR hiệu quả
Các CEO của các công ty thành công như Apple, Google hay Tesla đều là các chuyên gia trong lĩnh vực PR. Nếu bạn muốn trở thành những chuyên gia PR thành công như họ, đừng quên 4 quy tắc dưới đây. Việc tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của công ty trong mắt công chúng không chỉ là việc của giám đốc marketing hay người phụ trách truyền thông mà còn cần đến sự sẵn sàng tham gia của CEO công ty đó nhằm cùng tạo nên thành công cho công ty. Thực tế các công ty thành công như Apple, Google hay Tesla đều có các CEO làm PR rất giỏi. Apple từng có bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán là Steve Jobs và bây giờ là Tim Cook. Tesla Motors có CEO Elon Musk không chỉ tài năng xuất chúng mà còn rất giỏi thuyết phục. Nếu là một CEO đang loay hoay tìm ra một chiến lược PR hiệu quả và không muốn gây ra bất kỳ thảm họa không chính đáng nào cho công ty, bạn có thể tham khảo 4 quy tắc dưới đây do doanh nhân, chuyên gia marketing Ayodeji Onibalusi chia sẻ trên trang Entrepreneur.

1. Tham gia lên kế hoạch và thực hiện chiến lược PR

Một sai lầm mà nhiều CEO thường làm khi nói đến chiến lược PR cho công ty của họ là bỏ qua mất nhiều giai đoạn quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược PR. Mặc dù bận rộn CEO cũng nên sớm tham gia vào giai đoạn đầu của chiến lược PR để có thể giúp đảm bảo chiến lược PR của công ty bạn được hình thành đúng hướng qua tầm nhìn của một nhà lãnh đạo.

Steve Jobs - bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán của Apple. Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images/Business Insider.

Ngoài cống hiến như một người có thẩm quyền cao nhất trong quyết định chiến lược PR, việc CEO tham gia hoạch định chiến lược PR cũng giúp cho chiến lược có hiệu quả và khẳng định được vị thế của bạn. Là một CEO, bạn có thể chủ động xem xét chiến lược PR của công ty thông qua xem các báo cáo mà giám đốc marketing mang đến, chỉ ngay ra những chỗ có vấn đề để kịp thời sửa chữa. Nhấn mạnh vào những cải tiến của công ty cũng là cách giúp các CEO giúp công ty ghi điểm với báo chí. Tất nhiên CEO không cần can thiệp quá sâu vào công việc của giám đốc marketing, nhưng sự quan tâm đúng lúc trong các giai đoạn lập kế hoạch sẽ khích lệ họ làm việc tốt hơn và tạo ra một chiến dịch PR thành công.

2. Hãy để tiếng nói của mình được lắng nghe

CEO hầu như luôn là người đại diện cho tiếng nói của công ty nên một chiến lược PR hiệu quả cũng phải luôn chú ý đến điều này. Do vậy, chiến lược PR nên được thiết kế sao cho bất kỳ sự chú ý nào của phương tiện truyền thông đến công ty cũng là cơ hội để CEO chứng minh quan điểm lãnh đạo của họ. Ayodeji Onibalusi cho rằng, mỗi CEO đều nên thông qua chiến lược PR để bày tỏ quan điểm và truyền đạt thông điệp sứ mệnh của công ty. CEO cũng nên học hỏi, xuất hiện nhiều hơn để tạo được tiếng nói trong lĩnh vực mà công ty đang phát triển.

CEO Elon Musk của Tesla Motors. Ảnh: Alex Wong/Getty Images/Business Insider.

3. Tạo ra kênh truyền thông riêng

Sở hữu phương tiện truyền thông là một tài sản lớn trong PR. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội, các CEO có thể tạo ra những kênh truyền thông riêng. Bên cạnh những kênh truyền thông truyền thống vốn đắt đỏ như báo chí, tổ chức sự kiện, việc thường xuyên chia sẻ quan điểm trên những mạng xã hội, blog,... cũng là cách để các CEO nói lên tiếng nói của mình và thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của mọi người. Một trong những phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng nhất hiện nay có thể là trang web hoặc fanpage của của công ty bạn. Ngoài các quảng cáo trên báo chí, đây là các kênh truyền thông rất hiệu quả giúp "lái" chiến lược PR đến được với nhiều người hơn. Các cơ quan truyền thông báo chí và công ty PR có thể dựa vào blog hoặc trang web của công ty bạn để hiểu rõ hơn những gì công ty của bạn đang làm. Điều này đặc biệt quan trọng cho các startup khi đang cần thu hút nhiều sự quan tâm.

4. Nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm

Khi công ty của bạn mới thành lập, có thể sẽ rất khó khăn để nhận được sự chú ý của các phương tiện truyền thông. Thuê một công ty PR có thể rất tốn kém, nhưng bạn không có sự lựa chọn khác lúc này bởi tự phát triển một đội ngũ PR chuyên nghiệp lúc này chỉ khiến gắng nặng lên ngân sách công ty bạn càng lớn hơn. Trong khi đó, hầu hết các công ty PR đều có các mối quan hệ với báo chí và bạn có thể tận dụng mối quan hệ này để giúp công ty được biết đến nhiều hơn. Làm như vậy, bạn sẽ chỉ phải chi trả cho các chi phí liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của họ.

Theo: Kiều Châu/ BizLive

Có thể bạn quan tâm