8 quốc gia ký kết Hiệp ước mặt trăng do Hoa Kỳ đứng đầu

Có 8 quốc gia đã ký một hiệp ước quốc tế về thám hiểm mặt trăng có tên gọi là Hiệp ước Artemis, theo công bố từ NASA khi cơ quan này đang cố gắng định hình các tiêu chuẩn để xây dựng khu định cư lâu dài trên bề mặt mặt trăng.
8 quốc gia ký kết Hiệp ước mặt trăng do Hoa Kỳ đứng đầu

Các thoả thuận, được đặt tên theo chương trình mặt trăng Artemis của NASA, sẽ tìm các xây dựng điều luật dựa trên các luật không gian quốc tế hiện hành bằng cách “thiết lập vùng an toàn” bao quanh các căn cứ mặt trăng trong tương lai để ngăn chặn xung đột giữa các quốc gia hoạt động ở đó và cho phép các công ty tư nhân sở hữu tài nguyên mặt trăng mà họ khai thác được. 

Hoa Kỳ, Úc, Canada, Nhật Bản, Luxembourg, Ý, Anh Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã ký các thoả thuận song phương trong một hội nghị không gian hàng năm vào hôm qua (13/10) sau nhiều tháng đàm phán giữa các nước đồng minh để củng cố kế hoạch đưa phi hành gia quay trở lại mặt trăng vào năm 2024 của Hoa Kỳ. 

“Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là thiệt lập các chuẩn mực hành vi mà mọi quốc gia có thể cùng đồng ý,” quản trị viên NASA Jim Bridenstine nói với các phóng viên. Ông cho biết, các thoả thuận mới phù hợp với một hiệp ước từ năm 1967 quy định rằng mặt trăng và các thiên thể khác được miễn trừ khỏi các “yêu sách” quốc gia về quyền sở hữu. 

“Chúng tôi đang thực hiện Hiệp ước Không gian bên ngoài với mục đích tạo ra một liên minh rộng lớn nhất và bao trùm nhất của con người trong lịch sử nhân loại.”

Chính quyền Hoa Kỳ và chính phủ các quốc gia có dự án du hành vũ trụ khác từ lâu đã khẳng định mặt trăng là một tài sản chiến lược quan trọng đối với loài người. Mặt trăng cũng có giá trị cho nghiên cứu khoa học lâu dài và có thể thực hiện các sứ mệnh tương lai lên sao Hoả - các hoạt động nằm trong cơ chế của luật không gian quốc tế bị nhiều người coi là lỗi thời.

Vào năm 2019, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã chỉ đạo NASA đưa con người trở lại mặt trăng vào năm 2024 - cắt giảm một nửa dòng thời gian ước tính trước đó - để xây dựng sự hiện diện lâu dài của con người trên bề mặt mặt trăng. 

Chương trình của NASA, dự kiến sẽ tiêu tốn hàng chục tỷ USD, sẽ gửi robot lên mặt trăng trước khi con người hạ cánh. NASA cũng có kế hoạch xây dựng Lunar Gateway, một trạm vũ trụ quay quanh mặt trăng. Các kế hoạch kêu gọi cho Lunar đã được xây dựng bởi sự hợp tác của các nhà thầu NASA và đối tác quốc tế.

Nguồn: Reuters

Có thể bạn quan tâm