Ẩn số cổ đông ngoại sẽ mua 50% vốn SCB?

Sau hơn 4 năm rưỡi tái cơ cấu, ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã có những thay đổi tích cực về thanh khoản ổn định, nợ xấu giảm mạnh, cắt lỗ và có lãi... Ở bước tiếp theo, SCB sẽ được phép bán tới 50% v
Ẩn số cổ đông ngoại sẽ mua 50% vốn SCB?

Sau hơn 4 năm rưỡi tái cơ cấu, ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã có những thay đổi tích cực về thanh khoản ổn định, nợ xấu giảm mạnh, cắt lỗ và có lãi... Ở bước tiếp theo, SCB sẽ được phép bán tới 50% vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài. Vậy ai đang thực sự sở hữu ngân hàng có vốn hơn 14 nghìn tỷ này?

Ngân hàng SCB luôn rất “kín tiếng” về những thông tin liên quan đến sở hữu cổ phần, cổ đông lớn, càng gây tò mò về những người chủ thực sự đang nắm quyền chi phối tại đây. Tính đến 30/6/2016, SCB đạt mức vốn điều lệ gần 14.295 tỷ đồng, nằm ở “chiếu trên” những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. An Phú bán “chịu” cổ phần? Thông tin gây bất ngờ vừa được hé lộ là cổ đông – công ty CP An Phú – đã chuyển nhượng toàn bộ hơn 39,6 triệu cổ phần SCB (tỷ lệ 2,77% vốn điều lệ) cho một cá nhân. Do An Phú không phải cổ đông lớn nên phía SCB không cần phải công bố thông tin biến động sở hữu cổ phần này công khai. Chi tiết này chỉ được tiết lộ trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 của công ty An Phú. Trước đó, năm 2012, công ty An Phú đã mua số cổ phần SCB nêu trên từ ba cá nhân với giá trị khoản đầu tư được ghi nhận trên sổ sách là gần 397 tỷ đồng. Dù không công bố giá trị chuyển nhượng phần vốn góp này, song báo cáo cho thấy, bên mua là ông Ngô Văn Khánh và cá nhân này chưa thanh toán số tiền 396,8 tỷ đồng (ở mục Khoản phải thu từ việc chuyển nhượng SCB). Được biết, công ty An Phú có vốn điều lệ khá lớn, tới 1.217 tỷ đồng, với cơ cấu cổ đông sở hữu “chằng chịt” giữa nhóm công ty như Phú An Thạnh, Phú Mỹ An, Đông Phương Hồng, công ty TNHH MTV An Phú, Tân Hiệp, ông Võ Thành Hùng… Trong đó, ông Võ Thành Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty An Phú – sở hữu 8,1% cổ phần An Phú (góp 98,6 tỷ đồng). Đồng thời, ông Hùng cũng giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB khi An Phú đầu tư vào đây.
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2016 vừa qua, ông Võ Thành Hùng đã chính thức từ nhiệm chức danh Phó chủ tịch SCB kể từ ngày 25/04/2016 vì lý do sức khỏe. Trước đó, ông Hùng cũng từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc An Phú kể từ ngày 14/4/2016 và 15/3/2016 sau khi bán toàn bộ 10 triệu cổ phần (tỷ lệ 8,21% vốn) tại An Phú vào tháng 2 năm nay… Động thái rút lui của cổ đông An Phú khá lạ, khi đã đồng hành với SCB suốt thời gian dài tái cơ cấu khó khăn, nay ngân hàng đã hoạt động ổn định, làm ăn có lãi, có thể “gả bán” cho nước ngoài… Sự xuất hiện của An Phú trước đây được cho là có động cơ tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho dự án chiến lược là khu đô thị An Phú Hưng với quy mô hơn 664,6ha tại huyện Hóc Môn (Tp.HCM). Đến cuối tháng 8/2015, HĐQT công ty An Phú đã quyết định dừng đầu tư vào dự án An Phú Hưng dù đã chi bồi thường 49 tỷ đồng nhưng UBND Tp.HCM đã ra quyết định hủy bỏ, thu hồi dự án do chậm đền bù, giải phóng mặt bằng. Đây cũng có thể là lý do An Phú rút lui, chấp nhận bán ngang giá khoản đầu tư vào SCB và cho bên mua “chịu” tiền lớn như vậy. Đến lúc “gả bán” cho nước ngoài? Quá trình hợp nhất suốt ba năm sau đó, SCB đã có tăng trưởng vốn điều lệ nhanh chóng, từ mức 10.584 tỷ đồng khi hợp nhất (tháng 1/2012) lên mức 14.295 tỷ đồng năm 2014. Song hành là những biến động quan trọng về cơ cấu sở hữu, trong đó, xuất hiện các cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài góp vốn vào SCB. Các nhóm cổ đông lớn đều có đại diện tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2012-2017. Đơn cử, ông Lee George Lam là đại diện công ty CP Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú sở hữu 10% vốn điều lệ SCB, ngân hàng), sau đó rút lui vào đầu năm 2015. Chủ tịch SCB là bà Nguyễn Thị Thu Sương và Phó Chủ tịch Trầm Thích Tồn đều nắm vị trí quan trọng tại công ty CP Đầu tư Vạn Thịnh Phát và công ty CP Đại Trường Sơn (nay là công ty CP Tập đoàn Saigon Peninsula – công ty liên kết của Vạn Thịnh Phát). Được biết, tập đoàn Vạn Thịnh Phát là doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn của doanh nhân nổi tiếng Trương Mỹ Lan. Song thông tin sở hữu tại SCB vẫn được giữ kín. Đến cuối năm 2014, SCB tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 12.295 tỷ đồng lên 14.295 tỷ đồng theo phương án phát hành đã được ĐHCĐ thông qua. Trong đó, cổ đông hiện hữu là bà Trương Muội (Trương Mỹ Lan) góp thêm 100 tỷ đồng. SCB thu thêm 1.900 tỷ đồng từ chào bán 142,5 triệu cổ phần (tỷ lệ 9,9% vốn) cho Noble Capital Group Limited và 47,5 triệu cổ phần (tỷ lệ 3,3%) cho Glory Capital Investment Limited Place of Incorporation. ĐHCĐ thường niên 2016, lãnh đạo SCB cho biết kế hoạch sẽ phát hành riêng lẻ thêm 170,5 triệu cổ phần, tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ phát hành cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Liệu những công ty của Vạn Thịnh Phát, các quỹ uỷ thác nước ngoài có tiếp tục theo đuổi hành trình tăng vốn của SCB hay không. Nhất là khi có thêm điều kiện thuận lợi về khả năng mở “room” ngoại tại SCB lên tới 50% vốn điều lệ. Điều này có lẽ được đưa ra sau khi NHNN đánh giá hoạt động, “sức khoẻ” ngày càng tốt hơn của SCB sau 4 năm rưỡi tái cơ cấu. Hết quý II/2016, SCB báo lãi ròng 6 tháng 94 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần cùng kỳ, huy động vốn tăng 12%, cho vay tăng tới 17%. Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh xuống mức thấp 0,34% vào cuối năm 2015. SCB đã liên tục trích lập dự phòng rủi ro hàng nghìn tỷ đồng, và đây sẽ là cơ sở tạo lợi nhuận “bùng nổ” thời gian tới.

Theo Thu Hằng/Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm