Áp lực bán tháo, VNIndex giảm mạnh 4,4 điểm thủng mốc 798 điểm

Đóng cửa phiên giao dịch 3/10, các cổ phiếu vốn hoá lớn, nhóm ngân hàng, bất động sản đồng loạt giảm mạnh kéo VNIndex lùi về dưới mốc 798 điểm lao.
Áp lực bán tháo, VNIndex giảm mạnh 4,4 điểm thủng mốc 798 điểm

Sóng cổ phiếu đầu cơ đã giúp nhà đầu tư sinh lời "bằng lần" song cũng không ít người cháy tài khoản, thua lỗ nặng 

Đóng cửa phiên sáng, chỉ số VNIndex giảm tới 1,13 điểm (-0,14%) xuống mức thấp 801,1 điểm. Khối lượng giao dịch rất thấp chỉ đạt 81,5 triệu đơn vị, giá trị giao dịch khiêm tốn ở mức 1.615 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX cũng giảm tới 0,44 điểm xuống mức 107,05 điểm với thanh khoản khá hơn 25,9 triệu đơn vị, giá trị đạt 254 tỷ đồng.

Chỉ số VNIndex vẫn lình xình quanh mốc 800 điểm sau nửa tháng bứt phá mạnh mẽ, có thời điểm chạm mốc 810 điểm kỳ vọng lâu nay. Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, dưới áp lực bán tháo mạnh của các quỹ, tổ chức vào thời điểm chốt NAV, cơ cấu danh mục đầu tư cùng thiếu vắng thông tin tích cực hỗ trợ, hàng loạt cổ phiếu trên 3 sàn đồng loạt giảm điểm mạnh.

Đặc biệt, nhóm cổ phiếu đầu cơ liên tục bị nhà đầu tư xả hàng tháo chạy khiến cho giá càng rớt thảm hại.

Cổ phiếu cổ phiếu đầu cơ “lao dốc” thảm hại

Với thanh khoản cao nhất thị trường, cổ phiếu FLC đã khiến giới đầu tư hưng phấn khi đạt đỉnh 9.150 đồng/CP vào tháng 8 với 4 phiên khớp lệnh khủng tới 72,6 triệu đơn vị, tổng khớp lệnh đạt hơn 425 triệu đơn vị. Sau đó, FLC nhanh chóng thoái trào, đổ đèo giảm sàn nhiều phiên liên tiếp và phiên sáng nay, FLC giao dịch ở mức 7.220 đồng/CP, tức mất tới 21% thị giá so với đỉnh ngắn xác lập trước đó. Khối lượng khớp lệnh đạt thấp hơn 5,7 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, lãnh đạo FLC liên tục công bố mua vào cổ phiếu FLC với tổng lượng gom 31 triệu đơn vị. 

Một thông tin đáng chú ý là FLC và KLF – một thành viên trong nhóm công ty liên quan của FLC cùng có động thái triệu tập ĐHCĐ bất thường năm 2017 dự kiến tổ chức vào tháng 10 này. Nội dung chi tiết không được hai công ty này công bố, song thị trường râm ran đồn đoán thông tin về khả năng sẽ có kế hoạch sáp nhập hoặc đầu tư mạnh vào mảng hàng không mà ông Trịnh Văn Quyết từng không ngần ngại công bố về tham vọng này trước đó.

Tuy vậy, những thông tin liên quan đến FLC và KLF chỉ là đồn đoán, chưa có cơ sở xác thực. Thế nhưng, từ ngày 14/9/2017, cổ phiếu KLF bất ngờ tăng mạnh từ mức giá 3.500 đồng/CP với 5 phiên tăng trần liên tục lên mức đỉnh 6.600 đồng/CP (thị giá tăng 88,5%) sau thông tin mập mờ về nội dung hai công ty họp ĐHCĐ bất thường.

Từ đây, KLF bắt đầu được xả hàng ồ ạt mỗi phiên lên tới 24-26 triệu đơn vị và giá cổ phiếu KLF giảm sàn liên tục, từ đỉnh giá 6.600 đồng/CP xuống mức hiện tại ngày 3/10 chỉ còn 3.700 đồng/CP, tức giảm tới 48,33% thị giá. Như vậy, đến thời điểm này ngoài thông tin hai công ty trong họ F họp ĐHCĐ bất thường thì không có bất kỳ thông tin nào về hoạt động kinh doanh, đầu tư, mua gom cổ phiếu, thâu tóm doanh nghiệp… nào được công bố ra thị trường.

Vậy điều gì đã “đẩy” cổ phiếu FLC và KLF tăng phi mã lần lượt 30% và 88,5% chỉ trong vòng 1 tuần giao dịch, để rồi sau đó lao dốc?

Kỳ lạ hơn, đã có lượng tiền rất lớn được đổ mạnh vào giao dịch hai mã cổ phiếu này tạo nên “sóng” tăng giá khủng nhất trong năm nay. Cụ thể, trong thời gian từ 18/8 đến đến 31/8, với 10 phiên giao dịch thì tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 425 triệu cổ phiếu FLC (chiếm 66,6% vốn điều lệ công ty), tương ứng tổng giá trị hơn 3.436 tỷ đồng.

Tương tự, sau 11 phiên “sóng” to trên sàn HNX, tổng khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu KLF đạt hơn 187 triệu đơn vị, vượt cả tổng lượng cổ phiếu lưu hành của công ty này. Tổng giá trị giao dịch ở thời điểm này lên tới 610 tỷ đồng.

Trong khi đó, tỷ lệ vay margin đối với cổ phiếu FLC rất thấp chỉ từ 10-30% (tuỳ công ty chứng khoán), KLF là 10-50%... vậy nguồn tiền thực tế đã đổ vào hai đợt  “sóng” tăng giá cổ phiếu FLC và KLF đến từ đâu hiện vẫn là điều bí ẩn?

Còn các nhà đầu tư vẫn choáng váng, sốc khi không hiểu chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu FLC và KLF mà khiến tài khoản chứng khoán gia tăng nhanh chóng, hoặc ngược lại, “bốc hơi” chỉ trong chớp mắt.

Bỏng tay vì hàng đầu cơ

Mặc dù thị trường vẫn đang xu hướng tăng điểm tốt, song trong tháng 9 và đầu tháng 10, các công ty chứng khoán đều đưa nhận định kém khả quan về sự tăng trưởng thời gian tới. Sau khi xác lập đỉnh 809 điểm, VNIndex bắt đầu chuỗi ngày chỉnh rất mạnh và đóng cửa phiên sáng nay, VNIndex lùi về 801,1 điểm cách đây nửa tháng.

Nhóm các cổ phiếu trụ cột như SAB, VNM, ROS, BHN… vẫn miệt mài tăng điểm mạnh để hỗ trợ giữ vững mốc 800 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán tăng khá tốt thời gian qua, song gần đây cũng điều chỉnh mạnh khiến cho VNIndex giảm mạnh. Phiên sáng nay 3/10, các cổ phiếu ngân hàng gồm: VCB, ACB, CTG và BID. Cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PVX… đồng loạt giảm mạnh. Riêng cổ phiếu PVX liên tục biến động chú ý khi tăng trần và giảm sàn liên tục, hiện giảm về 2.400 đồng/CP song đến cuối giờ sáng lại hồi phục mức 2.600 đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu thép vẫn duy trì đà tăng trưởng khá tốt như HPG, NKG và SMC.

Sau thông tin công bố ra mắt 20 mẫu thiết kế oto Vinfast, giá cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup bất ngờ tăng mạnh 2% lên mức lên 52.000 đồng.

Ngược lại, càng gần thời điểm chốt sổ sách tài chính quý 3, nhóm cổ phiếu đầu cơ tiếp tục bị xả hàng bán tháo, đơn cử: cổ phiếu LDG bị xả mạnh nhất từ mức đỉnh 17.750 đồng/CP, giảm sàn liên tục về mức 13.950 đồng/CP.

Sáng nay, cổ phiếu FIT tiếp tục giảm sàn về 7.690 đồng/CP, song đến gần chưa xuất hiện lực cầu bắt đáy hơn 4 triệu đơn vị nên giá hồi phục lên 7.800 đồng/CP.

Cổ phiếu DXG tiếp tục giảm mạnh về mức 19.950 đồng/CP sau khi lập đỉnh 21.700 đồng/CP.

Một số mã nóng khác như ACM, KHB cùng giảm sàn sau thông tin tiêu cực về nội bộ doanh nghiệp mâu thuẫn, hay lãnh đạo công bố nhầm lệnh bán thành mua…

 >> FLC và KLF cùng bất ngờ triệu tập ĐHCĐ bất thường

Có thể bạn quan tâm