Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ

Các doanh nghiệp do nữ làm chủ không chỉ đóng góp tích cực cho ngân sách, tăng trưởng kinh tế mà còn đóng góp to lớn cho xã hội trong tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ

Sáng 25/11, tại Hà Nội, Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) phối hợp với Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hawasme), Sáng kiến hỗ trợ khu vực tư nhân vùng Mekong (MBI) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo "Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam”.

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch VWEC nhấn mạnh, các doanh nghiệp do nữ làm chủ không những đã và đang có những đóng góp tích cực không chỉ cho ngân sách, tăng trưởng kinh tế mà còn đóng góp to lớn cho xã hội trong tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Nhưng thực tế doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ khi khởi sự kinh doanh và cả khi phát triển doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận thị trường, công nghệ…

Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ ảnh 1

"Các doanh nghiệp do nữ làm chủ không những đã và đang có những đóng góp tích cực không chỉ cho ngân sách, tăng trưởng kinh tế mà còn đóng góp to lớn cho xã hội trong tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động".

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch VWEC

Hiện tại, doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ đang chiếm ¼ số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nhưng lại đang gặp phải rất nhiều khó khăn.“Thời gian tới, Chính phủ cần có các chính sách và chương trình hỗ trợ hiệu quả nhằm thu hút sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, tạo điều kiện và chuyển giao các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư cho VCCI cũng như các hiệp hội khác để họ phát huy hơn nữa vai trò là tổ chức cầu nối xúc tiến thương mại và đầu tư cho doanh nhân nữ” - Chủ tịch VWEC nhấn mạnh.

Chẳng hạn như thiếu các kỹ năng, thông tinh thị trường, khả năng tiếp cận nguồn tài chính; khó tiếp cận các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước; khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc gia đình và công việc điều hành doanh nghiệp.

Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch HAWASME chia sẻ, trong giai đoạn trước đây vai trò của người phụ nữ đơn thuần là chăm lo gia đình và con cái. Ngày nay, phần lớn phụ nữ đều tham gia nhiều công việc khác như nam giới, đặc biệt là kinh doanh.

Do đó, ngoài việc gặp phải những thách thức chung mà doanh nghiệp nam giới cũng gặp phải như tài chính, mạng lưới, thông tin thì các doanh nhân nữ còn phải đối mặt với các rào cản về giới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về nhu cầu được hỗ trợ của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cũng như chia sẻ những bài học thành công từ các tổ chức trong nước và quốc tế, các sáng kiến hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này.

Đặc biệt, các đại biểu đến từ doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã đưa ra đề xuất, khuyến nghị với Chính phủ và các cơ quan có liên quan các giải pháp hỗ trợ thiết thực, cần thiết và hiệu quả nhằm thúc đẩy việc phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.

Từ đó, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, 4 nhóm giải pháp được cộng đồng doanh nghiệp nữ đề xuất là giải pháp về chính sách; hỗ trợ xúc tiến thương mại; tiếp cận tài chính; xây dựng năng lực.

Bà Ngô Hồng Điệp, chuyên gia về giới của sáng kiến hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân vùng Mekong (MBI) khẳng định, tháo gỡ những rào cản về giới cho doanh nhân nữ không chỉ phù hợp với mục tiêu về bình đẳng giới và thông lệ quốc tế mà còn giúp nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện mục tiêu trong phát triển chiến lược bền vững quốc gia là đến năm 2020 sẽ có 35% doanh nghiệp do nữ làm chủ, đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Xuân Thủy

>> Lần đầu tiên công bố 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Có thể bạn quan tâm