“Bí thuật” nào cho bài toán giữ chân khách hàng hậu Covid-19

Chuyên cung cấp vải cho nhà hàng, khách sạn và chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, trăn trở lớn nhất của bà chủ Hoa Lâm vẫn là làm sao giữ chân đối tác cùng nhân viên sau dịch
“Bí thuật” nào cho bài toán giữ chân khách hàng hậu Covid-19

Doanh nghiệp chật vật ứng phó với đại dịch Covid-19

Dịch Covid-19 bùng phát đợt 2 tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế nói chung cũng như doanh nghiệp nói riêng. Dòng tiền bị gián đoạn, doanh nghiệp phải thực hiện các chính sách “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm mọi chi phí có thể để tồn tại. Trong đó, phương án cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để chống đỡ áp lực tài chính.

Đặc biệt với lĩnh vực nhà hàng khách sạn, hoạt động tê liệt hoàn toàn khiến một nữ quản lý khách sạn phải nghẹn lòng tuyên bố đóng cửa, cho toàn bộ nhân sự nghỉ việc cũng đã phản ánh một cách rõ nét bức tranh tối màu mùa đại dịch.

Bên cạnh việc cắt giảm chi phí, giữ chân khách hàng cũng đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp. Không chỉ là câu chuyện giữ chân khách hàng để tìm kiếm doanh thu giai đoạn cao điểm mà còn là bài toán giữ được niềm tin và sự đồng hành lâu dài sau khi dịch bệnh đi qua.

Trong lần chia sẻ mới đây, đại diện một đơn vị chuyên cung cấp vải vóc cho nhà hàng, khách sạn phân trần: “Công ty cung ứng vải Hoa Lâm cũng đã gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của mùa dịch Covid-19. Trước đây sản phẩm chủ lực của công ty 70% là cung ứng vải nhà hàng khách sạn, nhưng vì dịch Covid-19 nên thị trường này đã giảm so với trước đây.

Bà Vũ Thị Kim Anh - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại quốc tế Hoa Lâm
Bà Vũ Thị Kim Anh - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại quốc tế Hoa Lâm

Được biết, Hoa Lâm thành lập vào tháng 6/2013, sau 7 năm phát triển hiện Công ty đang là đối tác cung cấp vải chính cho nhiều hãng chăn ga hàng đầu Việt Nam.

Trong đó, sản phẩm của Hoa Lâm còn phải kể đến: Vải trẻ em, Chăn ga gối khách sạn, Chăn ga gối cho gia đình, Vải bệnh viện và trường học, Vải bố làm khăn bàn hoặc sofa, Vải bọc sofa, vải may gối tựa, Vải dùng cho nhà hàng, Vải nỉ dạ may chăn trên máy bay…

Hiện tại, Hoa Lâm đang nhập khẩu vải thô chính từ Trung Quốc. Trong tháng 2/2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị đứt nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu là vải, từ Trung Quốc.

Sang đến tháng 3, khi nguồn cung được nối lại thì cũng là lúc dịch bùng phát ở châu Âu, Hoa Kỳ khiến cho thị trường mua sắm gần như bị đóng băng, các khách hàng liên tiếp đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.

Trước những vấn đề lớn được đặt ra, các nhà cung cấp cũng dần chần chừ trước việc cung cấp hàng hóa, ưu đãi cho nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, khi nhà cung cấp là các doanh nghiệp nước ngoài, việc nhập khẩu sẽ trở nên khó khăn hơn.

Giải “bài toán lớn”: Giữ chân khách hàng

Mặc dù vậy, bà Kim Anh - Giám đốc công ty nhấn mạnh: "Hoa Lâm đã tính toán nguồn nguyên liệu và đến nay chưa đối mặt với tình trạng khan hiếm. Bài toán lớn lúc này là làm sao để giữ chân khách hàng".

“Người đầu bếp muốn làm ra món ăn ngon thì nguyên liệu phải tươi, phải sạch. Cũng giống như vậy, Hoa Lâm tuy chỉ là một công ty cung ứng nguyên vật liệu nhưng mỗi một sản phẩm đều có sự chọn lọc. Để đạt được điều đó, việc giữ mối quan hệ với đối tác, khách hàng và nhân viên là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động khó lường”, bà Kim Anh nhận định.

Một trong những bài toán đặt ra cho doanh nghiệp trong mùa đại dịch là giữ mối liên hệ chặt chẽ với đối tác và khách hàng
Một trong những bài toán đặt ra cho doanh nghiệp trong mùa đại dịch là giữ mối liên hệ chặt chẽ với đối tác và khách hàng

Theo đó, giữa đại dịch, Hoa Lâm đã điều chỉnh giá theo hướng tốt hơn, phù hợp hơn, hỗ trợ khách hàng từ xa về chi phí vận chuyển, hỗ trợ giao hàng cả trong ngày nghỉ. Chưa kể trên khía cạnh tình cảm, Hoa Lâm cũng sẵn sàng chia sẻ những kế hoạch, kinh nghiệm cùng đối tác vượt qua khủng hoảng.

Nói là vậy, bà Kim Anh cũng bày tỏ sự khăng khít có lẽ cũng đã đến từ trước đó, khi tư duy kinh doanh của Hoa Lâm là “làm bạn trước khi bán hàng”. Nhớ lại một trường hợp khách hàng ở xa phát sinh vấn đề, đích thân lãnh đạo Hoa Lâm đã cùng nhân viên đến tận nơi để cùng tìm cách giải quyết: Điều đó khiến khách hàng rất hài lòng.

Còn bài toán thứ hai, đối với nhân viên, bà Kim Anh cho biết, Hoa Lâm không áp dụng chính sách cắt giảm nhân sự hay cắt giảm tiền lương, thưởng trong mùa dịch. Ngược lại, nguyên tắc của làm việc của bà là “không thanh toán lương chậm cho nhân viên dù chỉ nửa ngày”.

Đồng thời, lãnh đạo công ty cũng tạo cơ hội cho nhân viên được tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn, kiến thức ngành vải; học các kỹ năng khác như bán hàng, tư vấn… Hoa Lâm còn cho nhân viên học lái xe để có thể chủ động trong việc gặp gỡ khách hàng, gửi mẫu, giao hàng.

Doanh nghiệp tìm cách giảm thiểu các chi phí phát sinh chẳng hạn như chủ động trong vận chuyển
Doanh nghiệp tìm cách giảm thiểu các chi phí phát sinh chẳng hạn như chủ động trong vận chuyển

“Công ty có riêng 2 khu nhà độc lập liền kề, tận dụng để làm văn phòng và kho, phòng trưng bày mẫu, đồng thời mở thêm văn phòng đại diện và kho hàng tại TP.HCM, nhờ vậy có thể tối ưu hoá các chi phí phát sinh. Bên cạnh đó còn có hệ thống xe ô tô luôn chủ động trong vấn đề xuất hàng nên giá thành sẽ được hợp lý hơn”, bà Kim Anh nói thêm.

Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến ai cũng mất tiền, lãnh đạo mất tiền, nhân viên mất tiền và khách hàng cũng vậy. Điều quan trọng là sau đó, các bên vẫn giữ được mối quan hệ khăng khít và tiếp tục phát triển việc kinh doanh, thương mại. “Đây còn được hiểu là mối quan hệ win – win trong kinh doanh”, bà Kim Anh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm