Bị tố "vẽ" thêm nhiều giấy phép con, Bộ Công Thương dừng dự thảo nghị định về ngành phân phối

Bộ Công Thương đã dừng xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối. Sau khi dự thảo này bị dư luận tố can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó sản sinh
Bị tố "vẽ" thêm nhiều giấy phép con, Bộ Công Thương dừng dự thảo nghị định về ngành phân phối

Việc bắt buộc các siêu thị duy trì hoạt động tất cả các ngày trong năm là không phù hợp

Theo thông tin từ Bộ Công Thương việc quyết định dừng xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra sau khi kết thúc việc rà soát pháp lý Hiệp định thương mại tự do và thống nhất nội dung Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

"Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu: “Căn cứ sự cần thiết và thực tiễn quản lý hiện nay, đề nghị Vụ Thị trường trong nước phối hợp với Vụ Pháp chế dừng xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối”.

Trước đó, khi dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối được công bố đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội vì bị tố đã can thiệp quá sâu vào quyền kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể, dự thảo về phát triển và quản lý ngành phân phối được Bộ Công Thương xây dựng, có quy định yêu cầu siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10h sáng đến 22h tối.

Dự thảo cũng quy định cả việc về tần suất và số lượng mặt hàng được giảm giá. Cụ thể, mỗi năm, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức 3 đợt bán hàng giảm giá. Các đợt giảm giá phải được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền. Mỗi đợt giảm giá phải diễn ra trong tối thiểu 30 ngày, số lượng và ngày diễn ra chương trình giảm giá phải được thông báo cụ thể tại mỗi quảng cáo.

Ngoài ra, mỗi đợt bán hàng giảm giá sau phải cách đợt bán hàng giảm giá trước ít nhất 30 ngày. Chưa kể trong đợt giảm giá, phải có ít nhất 70% hàng hóa được bày bán tại siêu thị, trung tâm thương mại nằm trong chương trình giảm giá.

Không chỉ quy định cụ thể cách thức kinh doanh của doanh nghiệp, dự thảo còn quy định về việc “những người thuộc diện sản xuất nhỏ, tự tiêu thụ sản phẩm của mình (nông dân, thợ thủ công…) và những người buôn bán nhỏ, hàng rong, quà vặt được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng dành cho người kinh doanh không thường xuyên tại chợ và phải chấp hành Nội quy chợ”.

Cùng với việc quy định chi tiết về tần suất khuyến mại, Bộ Công Thương cũng quy định khá sâu về tiêu chuẩn của siêu thị với yêu cầu phải “có diện tích kinh doanh từ 250m2 đến dưới 10.000 m2” và phải phân bố ít nhất 30% gian hàng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Cùng đó, siêu thị phải có "các dịch vụ giao hàng tận nhà, bán hàng qua internet, qua bưu điện, điện thoại".

Có thể bạn quan tâm