Bốn hãng bay lớn bắt tay lập 'siêu hãng hàng không'

Delta Air Lines, China Eastern, Air France/KLM Group và Virgin Atlantic Airways đang bắt tay chi hơn 1 tỉ USD lập nên siêu hãng hàng không ảo
Bốn hãng bay lớn bắt tay lập 'siêu hãng hàng không'

Theo CNN, một loạt các giao dịch trong ngành hàng không vừa được công bố hôm 27.7. Delta Air Lines của Mỹ và Chia Eastern Airlines từ Trung Quốc mỗi hãng đang mua 10% cổ phần tập đoàn Air France/KLM, và Air France/KLM sẽ mua 31% cổ phần Virgin Atlantic Airways của tỉ phú Mỹ Richard Branson.

Khoản đầu tư 1,2 tỉ USD sẽ sâu sắc hóa quan hệ kinh doanh giữa các công ty, giúp họ phối hợp vận hành qua các hành lang không phận bận rộn của châu Âu và Mỹ. Đây không phải là thương vụ sáp nhập và mỗi hãng bay vẫn sẽ duy trì thương hiệu riêng.

Dù vậy, thỏa thuận đầu tư cho phép họ phối hợp chặt chẽ dưới sự bảo vệ của hình thức chống độc quyền. Các hãng có thể chống lại sự cạnh tranh từ những cái tên lớn và tăng trưởng nhanh của Trung Đông, hay các hãng bay giá rẻ hoặc chuyến bay chặng dài.

Tất cả các hãng hàng không, trừ Virgin, đều là đối tác của liên minh SkyTeam nhưng liên doanh này làm nhiều hơn thế. CEO France-KLM Jean-Marc Janaillac cho hay: “Quan điểm là làm việc cùng nhau như kiểu tổng công ty ở Bắc Đại Tây Dương, quyết định cùng nhau về mạng lưới, giá cả và lợi nhuận”.

Các thỏa thuận sẽ được ký vào cuối năm nay và Virgin kỳ vọng nhận được sự chấp thuận của hội đồng quản trị vào đầu năm 2019. Phối hợp chặt chẽ với China Eastern bị hạn chế vì không có thỏa thuận Open Skies (thỏa thuận bầu trời mở) chính thức giữa Trung Quốc, châu Âu và Mỹ.

Delta đang theo đuổi cổ phần của nhiều hãng bay thế giới. Họ đã mua 49% cổ phần Virgin năm 2013 và đang sở hữu 49% cổ phần AeroMexico, 9,5% cổ phần Gol và 3,5% cổ phần China Eastern. Công ty cũng liên doanh với Korean Air Lines để phối hợp trên khắp Thái Bình Dương.

Các hãng bay dần chuyển hướng ra khỏi các liên minh truyền thông vốn giúp khách hàng đặt một vé trên nhiều hãng hàng không, thu thập dặm bay thường xuyên và được quyền vào các phòng chờ sân bay trên toàn thế giới. Các thỏa thuận này không cho phép các hãng bay phối hợp về thời gian biểu và giá cả một cách hợp pháp.

Chuyên gia Henry Harteveldt sáng lập hãng Atmosphere Research cho hay: “Khi bạn có vốn cổ phần cùng liên doanh, bạn đi từ chỗ bạn bè trở thành người thân. Bạn không phải là anh em ruột, nhưng bạn là anh em họ gần nhất”. Giám đốc thương mại Virgin Atlantic Shai Weiss nói: “Chúng tôi đang cố gắng loại bỏ ''đường may'' giữa các tổ chức của chúng tôi”.

Nếu các thỏa thuận mới được thông qua, Virgin có thể tiếp cận được các điểm cất cánh và hạ cánh ở Sân bay Heathrow và Gatwick ở London vốn được Air France và KLM dùng. Air France và KLM có thể để hành khách chuyển tiếp sang máy bay của Virgin dễ dàng hơn. Hành khách sẽ được vào phòng chờ của các hãng bay khác, thu thập dặm bay trên nhiều chuyến bay khác nhau.

Dù vậy, liên kết không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả. Etihad Airways, hãng hàng không phát triển nhanh có trụ sở ở Abu Dhabi, thông báo khoản lỗ 1,87 tỉ USD trong năm qua vì khoản đầu tư vào các hãng bay gặp khó như Air Berlin và Alitalia.

Theo Thanhnien.vn

Có thể bạn quan tâm