Cả Amazon, Microsoft, Facebook đều đang chạy đua để "giết chết smartphone"

Hiện tại đang là khoảng thời gian công nghệ không có quá nhiều động thái. Từ tháng Tư đến tháng Sáu hàng năm, các "ông lớn" lĩnh vực công nghệ như Google, Apple, Facebook đều tổ chức các sự kiện lớn n
Cả Amazon, Microsoft, Facebook đều đang chạy đua để "giết chết smartphone"

Facebook tiên phong khi khởi động vào cuối tháng Tư với Hội nghị F8, tiếp đến là Microsoft Build, sau nữa là Hội nghị Google I/O và Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của Apple là "vedette" đi sau cùng. Dù Amazon không thực sự tổ chức các sự kiện tương tự, nhưng công ty đã nhanh chóng tiết lộ hai sản phẩm loa thông minh sắp ra mắt là Amazon Echo để khẳng định rằng Amazon không hề kém cạnh.

Và rồi mọi thứ sẽ lại trở nên sôi động. Mùa thu năm nay, Apple dự kiến sẽ tổ chức kỉ niệm 10 năm ngày ra mắt iPhone đầu tiên, còn Google có thể sẽ tiết lộ một chiếc điện thoại thông minh Pixel phiên bản tối ưu hơn. Trong lúc đó, Microsoft dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo cho dòng Surface rầm rộ vào cuối tháng Mười.

Trong lúc chờ đợi, chúng ta chẳng có nhiều thứ để làm ngoài việc suy nghĩ về những bước tiến của công nghệ trong tương lai. Và trên cả những tưởng tượng hay phóng đại, chúng ta sẽ được tận mắt chứng thời kì đầu của cuộc chiến trong giai đoạn tiếp theo của công nghệ máy tính.

Dù rằng Apple và Google là những cái tên thống trị trong thị trường điện thoại thông minh ngày nay, nhưng những cú chuyển mình của công nghệ tăng cường thực tế ảo mở ra một nền tảng hoàn toàn mới mà tại đó kẻ thắng cuộc vẫn còn là một ẩn số mập mờ.

Vì lẽ đó, Amazon, Microsoft và Facebook, dù trước đó đã bỏ lỡ thị trường điện thoại di động, trong hiện tại vẫn đang cố hết sức để đặt dấu chấm hết cho thị trường smartphone - và cả sự độc quyền của Apple và Google ngay cả khi hai ông lớn này vẫn đang thống trị.

Nhạy cảm trước những biến chuyển sẽ tạo nên những bước ngoặt

Mỗi biến động nhỏ trong công nghệ cũng đủ sức để tạo ra những cơ hội lớn cho những doanh nghiệp thấy được những thay đổi ấy - cụ thể là vào những năm 70, Apple và Microsoft đã đặt cược cả vốn liếng của mình để khẳng định rằng những máy tính cá nhân PC sẽ là một thị trường tiềm năng hơn hẳn những chiếc máy tính khổng lồ. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp này đã lên án những chiếc máy tính cá nhân vì tính nhất thời của nó. Và người thắng cuộc có lẽ đã rành rành trước mắt.

Một câu chuyện tương tự của Microsoft, họ đã không nhận ra sự tiềm năng của smartphone, cho đến khi Google và Apple chứng minh họ đã sai lầm. Và bây giờ, Android của Google là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới, chẳng cần bàn cãi nhiều. Và iPhone đã đẩy lợi nhuận của Apple lên thiên đỉnh và trở thành biểu tượng khi công ty đã hoàn toàn chinh phục công nghệ.

Có thể nói rằng thời gian là một vòng tròn lẩn quẩn. Ngay vào lúc này, chúng ta đang chứng kiến những bước đầu phát triển của kính thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường đang dần đưa thế giới kĩ thuật số vào những giác quan của con người. Nghĩa là khi cần, bạn sẽ có những thông tin đó hiện ra trước mắt và văng vẳng trong tai. Cần gì phải dùng đến smartphone khi Netflix và WhatsApp hiện ra trước mặt?

Nhiều người nhận định đó chỉ là nhất thời, hoặc là thứ gì đó quá mới mẻ và chưa có sự kiểm chứng để được coi là một mối đe doạ đến điện thoại thông minh. Tuy nhiên, gần đây đã có "những cuộc chạy đua vũ trang" để xây dựng nền tảng của kính gia tăng thực tế ảo trong tương lai.

Alexa của Amazon chủ yếu được xem như thiết bị hỗ trợ âm thanh kĩ thuật số, nhưng một "người bạn thực tế ảo" nói cho bạn thời gian và tình trạng thời tiết chắc chắn sẽ đủ điều kiện để trở thành thực tế ảo tăng cường. Microsoft đã tạo ra kính hologram có tên gọi HoloLens. Facebook và Snapchat vừa đặt ứng dụng thực tế ảo tăng cường vào trong camera của điện thoại thông minh. Ngay cả Magic Leap, startup dưới sự nâng đỡ của Google, cũng đã nghĩ đến việc sản xuất loại kính này như một tiềm năng của nền tảng hoàn toàn mới.

Kết quả là một cuộc đua không ngơi nghỉ để tạo ra bất kì thứ gì có thể thay thế smartphone như những chiếc máy tính cá nhân PC đã thay thế những loại máy tính lớn. Điểm tương đồng giữa những công ty này nằm ở chỗ họ đều đã bỏ lỡ việc xây dựng các hệ điều hành điện thoại thông minh cho chính mình. Và tất cả đều phụ thuộc vào họ để tạo ra những bước tiến mới mẻ hơn.

Chiến thuật "thu mình phòng thủ" liệu có đúng đắn?

Apple và Google hoàn toàn nhạy cảm với những mối đe doạ ngay trước mắt.

Apple đã tạo ARkit, một hệ thống được phát triển thực tế ảo tăng cường vào các ứng dụng iPhone, sử dụng máy ảnh tích hợp sẵn trong điện thoại. Xét về khía cạnh công nghệ, nó đủ mạnh mẽ để sử dụng và khiến các nhà phát triển "mê như điếu đổ" đối với loại công nghệ thực tế ảo tăng cường này. Khi Apple cho ra mắt những chiếc kính thực tế ảo tăng cường này, những ứng dụng này sẽ đổ bộ sau đó.

Google đã có nhiều nỗ lực để gầy dựng mô hình thực tế ảo tăng cường, bao gồm cả dự án Tango. Dù phiên bản đầu tiên của bộ tai nghe Google Glass đã thất bại ê chề, và nếu Google đủ nhạy bén để tìm ra phương thức cải tiến thiết bị, nó sẽ như một chiếc máy mở đường cho Android tiến đến lĩnh vực AR.

Thay đổi chiến thuật thu mình phòng thủ có thể sẽ là một cú dội ngược khiến Apple mất đi "quả trứng vàng" iPhone. Nếu Apple hoàn toàn đủ tiềm lực để xây dựng một nền tảng phần cứng thật tuyệt hảo, điều đó đồng nghĩa với việc Amazon không thể làm điều đó với Alexa, cũng như Microsoft không thể làm với HoloLens.

Trong thời gian này, khi chúng ta đang "ngây ngất" với tất cả những phần cứng và phần mềm mới sẽ ra mắt vào cuối năm nay, hãy giữ vững quan điểm rằng tất cả những cuộc chiến chúng ta đang chứng kiến chỉ là sự khơi mào của một thế chiến mạnh mẽ đối với công nghệ thực tế ảo sẽ bùng phát trong một thập kỉ tới hoặc trong tương lai xa.

Theo GYA RADOS SPIDERUM/Trí Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm