Cá chết trắng Hồ Tây: Do nước nhiễm kim loại nặng?

Đó là nhận định của GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam, chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về các loài cá khi được hỏi về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Hồ Tây. Sáng 2/10, ve
Cá chết trắng Hồ Tây: Do nước nhiễm kim loại nặng?

Đó là nhận định của GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam, chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về các loài cá khi được hỏi về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Hồ Tây. Sáng 2/10, ven Hồ Tây, khu vực đường Trích Sài, Nguyễn Đình Thi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, nổi trắng cả góc hồ. Theo ước tính số lượng cá chết đã lên tới hàng tấn, nhiều loại cá tầng nước mặt, nước sâu như cá mè, cá rô phi cho tới cá chép, cá trê đều chết nổi trắng bụng, bốc mùi hôi thối. Theo GS Yên, cá chết hàng loạt có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh dịch, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm hữu cơ, thời tiết. “Để nhận định nguyên nhân chính xác phải lấy mẫu phân tích nước và mẫu vật một số loại cá chết. Qua một số kết quả nghiên cứu nước Hồ Tây trong thời gian gần đây, có thể thấy nước Hồ Tây đang bị ô nhiễm khá nặng bởi nhiều cống nước thải sinh hoạt, nhà hàng nổi vẫn xả trực tiếp xuống hồ”, GS Yên nói. GS Yên cho hay, qua nhiều năm nghiên cứu về chất lượng nước, kỹ thuật nuôi cá ở Hồ Tây thì đây không phải lần đầu tiên xảy ra hiện tượng cá chết ở khu vực này. Ông Yên loại trừ nguyên nhân cá chết do biến đổi thời tiết. “Các loại cá chết thuộc nhiều tầng, nước mặt và nước sâu, một số loại ở tầng đáy như cá trê cũng chết. Có thể nước hồ đã nhiễm kim loại nặng từ nguồn nước thải”, GS Yên nói. Các nhà khoa học khuyến cáo người dân tạm thời không nên ăn cá chết hoặc cá có dấu hiệu gần chết ở Hồ Tây. Chiều tối 2/10, Văn phòng UBND Hà Nội ra thông báo xác nhận số lượng cá chết trong hai ngày 1-2/10 ước tính lên đến nhiều tấn. Từ đêm 1/10, Hà Nội đã chỉ đạo quận Tây Hồ, các cơ quan chức năng xử lý để tránh tình trạng ô nhiễm, lấy mẫu nước giám định nhằm xác định nguyên nhân. Bước đầu, kết quả kiểm tra nhanh cho thấy toàn bộ nước mặt hồ Tây không có oxy, chỉ số oxy = 0. Để khắc phục bước đầu, Lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng bố trí 10 máy lọc nước tạo oxy hoạt động trên mặt hồ và tiếp tục mua bổ sung để cứu số cá còn sống ở tầng nước sâu. Hà Nội sẽ sử dụng chế phẩm làm sạch hồ Redoxy-3C (mới được sử dụng tại một số hồ) nhằm nhanh chóng làm sạch nước, khửi mù và tạo oxy tại các tầng nước sâu. Theo Ban quản lý Hồ Tây, mỗi ngày khoảng 4.000m3 nước thải chưa qua xử lý từ các nhà hàng, quán ăn uống và người dân sinh sống xung quanh đổ xuống hồ. Kết quả phân tích mẫu nước gần đây cho thấy, hàm lượng amoniac cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Một số hình ảnh PV Thương Gia online chụp chiều ngày 2/10: [caption id="attachment_10473" align="alignnone" mwidth="687"]

Cá chết trắng Hồ Tây: Do nước nhiễm kim loại nặng? ảnh 1

Công nhân chia ca, thay nhau vớt cá chết mà không xuể vì lượng cá chết quá nhiều. Ảnh: Thu Vân[/caption] [caption id="attachment_10472" align="alignnone" mwidth="688"]

Cá chết trắng Hồ Tây: Do nước nhiễm kim loại nặng? ảnh 2

Cá chết bao gồm cả các loại cá tầng nước mặt, tầng đáy nên các chuyên gia loại trừ khả năng cá chết do thay đổi thời tiết. Ảnh: Thu Vân[/caption] [caption id="attachment_10471" align="alignnone" mwidth="689"]

Cá chết trắng Hồ Tây: Do nước nhiễm kim loại nặng? ảnh 3

Rất nhiều loại dụng cụ được huy động để vớt cá: Bằng lưới, bằng thuyền, bằng vợt... Ảnh: Thu Vân[/caption] [caption id="attachment_10469" align="alignnone" mwidth="651"]

Cá chết trắng Hồ Tây: Do nước nhiễm kim loại nặng? ảnh 4

Hơn 4 tấn cá chết đã được vớt, đưa đi bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) chôn lấp tiêu hủy theo đúng yêu cầu vệ sinh môi trường. Ảnh: Thu Vân[/caption] [caption id="attachment_10476" align="alignnone" mwidth="651"]

Cá chết trắng Hồ Tây: Do nước nhiễm kim loại nặng? ảnh 5

Song song với việc vớt cá, nước cũng được lấy mẫu để đem đi xét nghiệm, tìm nguyên nhân cá chêt. Ảnh: Thu Vân[/caption]

PV

Có thể bạn quan tâm