Các nhà khảo cổ học ghi nhận món đồ trang sức cổ nhất thế giới

33 hạt vỏ được phát hiện có niên đại gần 150.000 năm.
Các nhà khảo cổ học ghi nhận món đồ trang sức cổ nhất thế giới

Các nhà khảo cổ đã khai quật được một số cổ vật được cho là đồ trang sức lâu đời nhất từng được thế giới ghi nhận. Hiện vật bao gồm 33 hạt vỏ có niên đại gần 150.000 năm.

Lần đầu tiên được công bố trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các hạt vỏ sò vào năm 2014 và tiến hành một loạt các thử nghiệm, chẳng hạn như xác định niên đại theo chuỗi uranium để xác định tuổi của vỏ và lớp trầm tích xung quanh. Các phát hiện được phát hiện trong Hang động Bizmoune - một khu vực nằm ở phía Tây Nam của Maroc.

33 vỏ sò có khoan lỗ và được mài bo ở các cạnh, cho thấy rằng những người thợ thủ công đã làm chúng cho các mục đích để trưng diện, ​​chẳng hạn như vòng cổ và hoa tai. Những món đồ này được làm từ hai loài ốc biển - Columbella rustica và Tritia gibbosula - với một phương thức mà các chuyên gia liên kết với văn hóa Aterian của thời kỳ đồ đá ở Bắc Phi. Những người định cư cổ đại này được coi là một trong những nhóm người đầu tiên phát minh ra đồ trang sức.

Steven L. Kuhn, giáo sư nhân chủng học từ Đại học Arizona và là thành viên của nhóm khai quật hiện vật quốc tế cho biết: “Chúng có lẽ là một phần trong cách người cổ đại thể hiện danh tính của họ, giống như thông qua quần áo vậy. Những hiện vật này chứng minh cho thấy từ hàng trăm nghìn năm trước, con người đã có ‘hứng thú’ với việc liên kết thêm với nhiều nhóm người xa và lớn hơn bên ngoài gia đình thân cận của họ.”

Có thể bạn quan tâm