Cải cách tiền lương: Không tạo kẽ hở để ép lương người lao động

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cơ quan chủ trì soạn thảo chính sách cải cách tiền lương nhằm đảm bảo quyền lợi cho công nhân, người lao động.
Cải cách tiền lương: Không tạo kẽ hở để ép lương người lao động

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ và đối thoại với hơn 800 công nhân lao động các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng với chủ đề

Tại cuộc gặp gỡ công nhân các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ, các cấp công đoàn sẽ thường xuyên đối thoại để giải quyết được các vấn đề bức xúc của công nhân hiện nay, để từng bước nâng cao đời sống cho công nhân lao động.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ và đối thoại với hơn 800 công nhân lao động các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng với chủ đề "Năng suất cao hơn, phúc lợi tốt hơn".

“Chúng ta đã có những thành công trong năm 2017 và có vai trò rất lớn của giai cấp công nhân. Làm sao phải củng cố giai cấp công nhân Việt Nam đông về số lượng và mạnh về chất lượng”, Thủ tướng khẳng định.

Cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Chính phủ là dịp để công nhân được chia sẻ, nói lên nguyện vọng của mình, còn người đứng đầu Chính phủ sẽ lắng nghe và đưa ra những quyết sách kịp thời, để chăm lo tốt nhất cho người lao động.

Theo đó, trả lời câu hỏi của một công nhân Công ty TNHH Vietinak (Hưng Yên) về vấn đề bỏ hoặc cắt giảm thang lương, bảng lương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Hội nghị Trung ương 7 vừa qua đã bàn thảo và đồng thuận cao Nghị quyết về chính sách cải cách tiền lương.

“Nghị quyết Trung ương 7 về cải cách chính sách tiền lương với định hướng tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy luật của thị trường có sự quản lý của Nhà nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cụ thể, Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động.

Phân phối tiền lương sẽ dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự chủ quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương theo năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước lo lắng của công nhân về tình trạng ép lương, Thủ tướng đề nghị: “Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định 49 sửa đổi cần lấy ý kiến rộng rãi người lao động và tổ chức Công đoàn các cấp, cẩn trọng xem xét thấu đáo các vấn đề, không gây sốc cho số đông người lao động, không tạo kẽ hở để người sử dụng lao động ép lương người lao động”.

"Thủ tướng yêu cầu lấy ý kiến rộng rãi người lao động về cải cách tiền lương, không gây sốc cho số đông người lao động, không tạo kẽ hở để người sử dụng lao động ép lương người lao động.

Trả lời thêm về vấn đề này, ông Đào Ngọc Dung- Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết, người lao động có quyền thỏa thuận với chủ doanh nghiệp, thỏa thuận này có sự can thiệp của tổ chức công đoàn.

Có thể bạn quan tâm