Câu chuyện nước mắm: Vì sao vẫn còn dài?

Vừa qua, thông tin một số Công ty sử dụng “chất tẩy rửa bồn cầu” để sản xuất nước mắn đã gây xôn xao dư luận, khiến câu chuyện nước mắm ngày một đi xa.
Câu chuyện nước mắm: Vì sao vẫn còn dài?

Không phải “chất tẩy rửa bồn cầu”, nhưng nguy hại sức khỏe

Về việc thông tin các Công ty nói trên sử dụng “chất tẩy rửa bồn cầu” là đúng hay sai, và hậu quả của việc này như thế nào? PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Đây không phải là chất tẩy rửa bồn cầu, đây là Na2CO3 công nghiệp, nói là chất tẩy rửa bồn cầu làm người dân hoang mang”. PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết.

Về chất này, thứ nhất, Na2CO3 được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, cụ thể, trong sản suất nước mắm Na2CO3 được sử dụng với 2 mục đích là thủy phân đạm cá và để nước mắm có vị trung hòa. Nhưng về nguyên tắc trong sản xuất nước mắn thì phải dùng Na2CO3 thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế chứ không phải dùng Na2CO3 công nghiệp. PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh phân tích.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, cái sai của những Công ty nói trên là đã sử dụng Na2CO3 công nghiệp và bị xử phạt là đúng vì sai đối tượng.

Tác hại của Na2CO3 công nghiệp lẫn nhiều thành phần là kim loại, nếu dùng với thực phẩm thì sẽ bị nhiễm những kim loại độc hại này, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Về việc xử lý các doanh nghiệp này, việc khởi tố hay chỉ xử phạt hành chính là do cơ quan nhà nước quyết định. PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh nhận định.

Tuy nhiên, trong vụ việc nói trên vẫn có nhiều luồng ý kiến quan điểm gây nghi ngại cho không chỉ người dân mà cả doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vạ lây vì có tên trong kết luận

Theo đó, bốn Công ty: Công ty TNHH 1 TV Điều Hương (Ấp Hòa Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang); Công ty TNHH chế biến thực phẩm Hòa Hiệp (số 47 Trần Phú, phường 4, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long); Công ty TNHH thực phẩm Tấn Phát (Tổ 1, ấp Tân Đông, xã Tân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long); Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Liên Thành (ấp 4, Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TPHCM) bị xử phạt vì sản nước mắm không đúng quy định.

Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết qua thanh tra đã phát hiện, tiêu hủy hơn 48 tấn hóa chất Soda (Na2CO3) là hóa chất công nghiệp (không có danh mục chỉ định dùng cho thực phẩm và sản xuất thực phẩm để chế biến nước mắm bán thành phẩm (nước hoa cà) tại một số doanh nghiệp để phục vụ cho sản xuất nước mắm. 

Tuy nhiên, việc công khai kết luận thanh tra và xử lý hậu thanh tra đã đặt ra nhiều câu hỏi xung quang vụ việc.

Liên Thành bị vạ lây
Liên Thành bị vạ lây

Thứ nhất, tại sao kết luận thanh tra trên đã có từ tháng 5/2019, nhưng mới đây, do sức ép dư luận, những cái tên bị xử phạt vì sản nước mắm không đúng quy định mới được công bố?

Thứ hai, việc các Công ty chỉ bị xử phạt hành chính 782 triệu đồng, đồng thời chỉ buộc các Công ty vi phạm phải chuyển đổi mục đích sử dụng đối với nguyên liệu đã chế biến còn nằm lại tại xưởng sản xuất liệu có thoả đáng?

Cuối cùng, một trong 4 Công ty được công bố là Công ty Liên Thành bị phạt 6 triệu vì để một khu xử lý nước thải ở nơi sản xuất nước mắm bị ứ đọng. Đơn vị này không liên quan đến việc dùng soda công nghiệp làm nước mắm.

Sau đó, để bảo vệ thương hiệu Công ty Liên Thành đã phải công khai kết luận thanh tra nói trên. Có dư luận cho rằng Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có cố tình công bố thông tin một cách mập mờ, gây hiểu nhầm cho báo chí để báo chí đăng tin sai, gây ảnh hưởng cho Liên Thành trong vụ việc này. Một thương hiệu nước mắm có hơn 100 năm tuổi.

Nếu Công ty Liên Thành chứng minh được thiệt hại thì cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào sẽ phải bồi thường?

Đương nhiên sau việc này, ảnh hưởng lớn nhất chính là sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng và cả một thương hiệu nước mắm đã có hơn 100 năm tuổi. Vì thế câu chuyện mang tên nước mắm sẽ không sớm được giải quyết.

Có thể bạn quan tâm