Châu Âu: Tỷ lệ lạm phát tháng 3/2022 leo lên mức cao kỷ lục

Tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 3/2022 leo lên mức cao kỷ lục khi mà tình hình căng thẳng leo thang giữa Nga – Ukraine đẩy giá năng lượng và thực phẩm leo thang, thực tế này gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về việc nâng lãi suất chủ chốt.
Châu Âu: Tỷ lệ lạm phát tháng 3/2022 leo lên mức cao kỷ lục

Theo Wall Street Journal, Nga chiếm ước tính khoảng 40% lượng khí đốt nhập khẩu vào EU và là nguồn cung cấp các sản phẩm năng lượng quan trọng cho khối này. Nga đồng thời cung cấp khoảng ¼ lượng nhập khẩu dầu vào EU. Dù rằng nguồn cung dầu và khí đốt vẫn tiếp tục từ Nga sang châu Âu, giá thị trường đã bắt đầu tăng, phản ánh những nỗi lo lắng về tình hình nguồn cung trong tương lai.

Số liệu mới nhất của EU vào ngày thứ Sáu cho thấy rằng so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,5% trong tháng 3/2022, tăng đáng kể so với mức 5,9% của tháng 2/2022.

Đây là tháng thứ 5 tỷ lệ lạm phát lập mức cao tính từ khi dữ liệu bắt đầu được tính toán vào năm 1997, 2 năm trước khi đồng euro chính thức được lưu hành. Số liệu mới công bố cho thấy tỷ lệ lạm phát hiện tại có thể sẽ cao hơn. Lạm phát của Đức tháng 3/2022 cao nhất tính từ năm 1981 còn tỷ lệ lạm phát của Tây Ban Nha cao nhất tính từ tháng 5/1985.

Chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, ông Jack Allen-Reynolds, phân tích: “Lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với kỳ vọng của chúng ta, chính vì vậy thu nhập các hộ gia đình sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, tiếp đến tiêu dùng người dân cúng sẽ chịu tác động”.

Lạm phát tăng cao chủ yếu do giá năng lượng năng, giá năng lượng hiện cao hơn 44,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá năng lượng đã tăng đến 32% trong tháng 2/2022. Lạm phát giá thực phẩm cũng đồng thời tăng lên ngưỡng 5% trong tháng 3/2022 từ mức 4,2% của tháng 2/2022.

Nga và Ukraine là hai nước xuất khẩu lúa mì lớn, nhiều khó khăn trong hoạt động vận chuyển ngũ cốc qua biển Đen và nhiều tuyến khác, cũng như khả năng Ukraine sẽ không thể tiếp tục khai thác cho mùa vụ năm sau đã đẩy giá toàn cầu leo thang.

Cho đến hiện tại, Mỹ chưa công bố số liệu của tháng 3/2022, thế nhưng lạm phát tháng 2/2022 đã tăng 7,9%, cao nhất tính từ tháng 1/1982. Trong khi chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tăng nhanh như trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, mức lương người lao động đồng thời tăng, chính vì vậy những người lao động thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đối mặt với tình trạng sức mua thực suy giảm.

Cuối năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ thuộc ngân hàng ECB đã nhờ vào việc giá các sản phẩm năng lượng suy giảm, nhu cầu đối với nhiên liệu sưởi ấm mùa đông giảm đi khi thời gian cuối tháng 3/2022 gần đến, để có thể ngăn được lạm phát tăng cao và đưa nó trở lại ngưỡng mục tiêu 2% trước thời điểm cuối năm nay.

Căng thẳng Nga – Ukraine đã dập tắt những hy vọng này. Các chuyên gia kinh tế thuộc ECB giờ đây dự báo tỷ lệ lạm phát tại châu Âu ước tính sẽ trung bình ở mức 5,1% trong năm nay, mức lạm phát dự báo như vậy được điều chỉnh tăng đáng kể so với con số 3,1% được đưa ra vào tháng 12/2021. Các chuyên gia kinh tế nói rằng mức tăng 7,1% hoàn toàn có thể nếu giá năng lượng tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao hơn so với tính toán của họ.

Tình trạng căng thẳng Nga – Ukraine đồng nghĩa tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn so với cái mà ECB tính toán ở thời điểm đầu của năm, chủ yếu bởi giá năng lượng và thực phẩm cao sẽ làm giảm đi mức tiền mà các hộ gia đình có thể chi tiêu lên các loại hàng hóa dịch vụ khác.

Khi mà lạm phát nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa, nhà đầu tư trên thị trường dự báo ngày một nhiều hơn về khả năng ECB sẽ nâng lãi suất chủ chốt trong năm nay. Vào tháng trước, ECB thông báo giảm mua trái phiếu, chương trình này dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng 9/2022.

Mối lo lớn nhất của ECB hiện tại chính là việc giá năng lượng cao sẽ khiến cho người lao động đòi hỏi mức lương cao hơn so với tính toán trước đây và rằng doanh nghiệp hiện đang vốn chật vật với giá năng lượng cao sẽ tăng giá để bảo toàn lợi nhuận, chính vì vậy họ cũng sẽ ngại ngần không muốn nâng lương nữa.

Có thể bạn quan tâm