Chiến sự Libya: Nghi vấn Ai Cập cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không Tor cho LNA

Ngày 25/07/2020, Oded Berkowitz , nhà phân tích tình báo Israel công bố ảnh vệ tinh cho thấy dường như có một tổ hợp phòng không Tor của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trong căn cứ không quân al-Jufra ở miền trung Libya.

Những nguồn tin từ Libya cho biết, ngày 07.07.2020, một tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Tor được triển khai tại al-Jufra. Các nguồn không xác định được loại chính xác của tổ hợp này [M1 hoặc M2] hay nguồn cung cấp.

Nghi vấn tổ hợp tên lửa phòng không Tor

Chiến sự Libya: Nghi vấn Ai Cập cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không Tor cho LNA ảnh 3

Hệ thống xe chỉ huy và radar P-18 

Tổ hợp tên lửa phòng không Tor là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp, tác chiến trong mọi thời tiết, có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, bom, tên lửa dẫn đường độ chính xác cao, máy bay không người lái và các tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Phiên bản M1 có phạm vi hoạt động hiệu quả là 12 km, phạm vi của Tor - M2 là 16 km. Tổ hợp có thể mang theo 8 đến 16 tên lửa, dẫn đạn vô tuyến.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm gần Tor-M1/M2

Tổ hợp tên lửa Tor nổi tiếng trên chiến trường Syria, đánh bại nhiều cuộc tấn công bằng UAV vũ trang vào căn cứ không quân Hmeimim của Nga. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Tư lệnh trưởng lực lượng phòng không Nga, trung tướng Alexander Leonov cho biết, Tor bắn hạ 45 drone vũ trang ở Syria.

Nếu chiếc xe trong bức ảnh vệ tinh thực sự là tổ hợp tên lửa phòng không Tor, có nhiều khả năng Lực lượng phòng không Ai Cập (EADF) đã điều chuyển sang Libya. Hiện nay trong biên chế của EADF có 16 tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M1 \ 2.

Ai Cập là một trong những quốc gia ủng hộ lực lượng LNA. Cách đây không lâu, Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi tuyên bố, thành phố Sirte và căn cứ không quân al-Jufra là "lằn ranh đỏ" đối với quân đội Ai Cập do có khả đe dọa an ninh của quốc gia này.

Sự xuất hiện tổ hợp tên lửa Tor ở căn cứ sân bay al-Jufra nhằm đối phó với những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, yểm trợ cho lực lượng đánh thuê Syria và các đơn vị vũ trang của Chính phủ Hiệp thương Quốc gia GNA.

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) cũng cung cấp một số hệ thống Pantsir-S1 cho LNA. Trong mọi tình huống, sức mạnh phòng không của LNA vượt trội hơn hẳn GNA, giành được thắng lợi hay không phụ thuộc vào chính các đơn vị của nguyên soái Khalifa Haftar.

Có thể bạn quan tâm