Chính thức siết giải ngân vốn vay bằng tiền mặt

Hôm nay (2/4), Thông tư 21 thay thế Thông tư số 9 của NHNN chính thức có hiệu lực. Thông tư 21 quy định về phương thức giải ngân vốn vay của ngân hàng, theo đó việc giải ngân vốn vay bằng tiền mặt sẽ
Chính thức siết giải ngân vốn vay bằng tiền mặt

Các chuyên gia cho rằng, mục đích của quy định nhằm giám sát mục đích sử dụng vốn. Việc giải ngân vốn tín dụng qua tài khoản sẽ kiểm soát được chuyện khách hàng sử dụng vốn ngay từ đầu. Từ đó, tránh trường hợp khách hàng lợi dụng vay vốn để đảo nợ từ nơi này sang nơi khác dẫn tới phát sinh nợ xấu. 

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước quy định các ngân hàng phải sử dụng dịch vụ thanh toán, không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay. 

Trong trường hợp khách hàng thanh toán cho bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc số tiền vay ghi trong thỏa thuận cho vay có giá trị không vượt quá 100 triệu đồng thì ngân hàng sẽ được xem xét giải ngân cho vay bằng tiền mặt.

Các trường hợp được giải ngân tiền mặt bao gồm những khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

Hoặc khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng cho vay văn bản cam kết của bên thụ hưởng về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 

>> Sẽ giải ngân gói tín dụng ưu đãi 1.000 tỷ đồng cho người mua nhà ở xã hội

Có thể bạn quan tâm