Chọn phương án giảm mức phí BOT Cai Lậy

Chiều 16/4, đại diện Bộ GTVT cho hay, ưu tiên phương án 1, tức là phương án giảm sâu mức phí, tức khoảng 30% so với ban đầu.
Chọn phương án giảm mức phí BOT Cai Lậy

Trước đó, Bộ GTVT đã xây dựng 5 phương án xử lý đối với việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư dự án BOT QL1 qua TX.Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Cụ thể, theo Bộ GTVT, phương án 1 sẽ giữ nguyên vị trí trạm như hiện nay, tiếp tục giảm giá chung cho tất cả phương tiện qua trạm. Mức giảm trung bình là 30%, trong đó xe con giảm từ 25.000 đồng/lượt xuống 15.000 đồng/lượt (giảm 59%).

Phương án này cũng mở rộng phạm vi miễn, giảm giá vùng lân cận (đối với TX.Cai Lậy: Thêm xã Long Khánh, Phường 2; đối với huyện Cái Bè: Thêm xã An Cư, xã Mỹ Hội), giảm giá 100% cho các loại xe buýt và các phương tiện không sử dụng để kinh doanh; giảm 50% cho các loại phương tiện sử dụng để kinh doanh; thời gian hoàn vốn đầu tư khoảng 15 năm 9 tháng.

Chiều 12/4, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, bộ đã báo cáo Thủ tướng 5 phương án thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ qua trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang).

Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị giữ nguyên vị trí trạm hiện tại, tiếp tục giảm giá chung cho tất cả các phương tiện qua trạm, tức khoảng 30% so với ban đầu; mở rộng phạm vi miễn giảm giá cho các phương tiện vùng lân cận.

Phương án 2, lập thêm một trạm trên tuyến tránh và thu cả 2 trạm.

Phương án 3, giữ nguyên mức giá trước thời điểm tạm dừng và giảm thời gian thu xuống 7,7 năm.

Phương án 4, chỉ đặt trạm thu giá trên tuyến tránh, và nhà nước chi ngân sách bù khoảng 1.250 tỷ đồng vào năm 2019.

Phương án cuối là bỏ các trạm thu giá, hàng năm nhà nước chi ngân sách cấp bù bằng mức thu khi có trạm BOT của nhà đầu tư, số tiền khoảng 2.026 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm