Chủ nghĩa bảo hộ vẫn là nguy cơ chính đối với kinh tế châu Âu

Mới đây, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi nhận định, các rào cản thương mại mới vẫn là mối đe dọa chính cho nền kinh tế Châu Âu.
Chủ nghĩa bảo hộ vẫn là nguy cơ chính đối với kinh tế châu Âu

Trong tình hình đó, khu vực này cần trở thành một hình mẫu tiêu biểu bằng việc mở cửa kinh tế và cải cách các thể chế.

Theo ông Draghi, ECB đã quyết định rút dần chương trình kích thích kinh tế kéo dài ba năm trị giá 2.400 tỷ euro (2.800 tỷ USD) vào cuối năm nay do xu hướng lạm phát đang đi đúng hướng để tiến tới mục tiêu mà ngân hàng này đề ra là dưới 2%. Cùng với đó, nền kinh tế khu vực này đã tạo ra khoảng 8,4 triệu việc làm kể từ giữa năm 2013.

Do vậy, người đứng đầu ECB cho rằng, những rủi ro đối với kinh tế châu Âu chủ yếu liên quan tới sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp thuế nhập khẩu bổ sung đối với nhôm và thép từ một số nước, cùng hàng hoạt mặt hàng khác từ Trung Quốc, dẫn tới các tuyên bố “trả đũa” từ những nước này. Động thái của ông Trump được xem là chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia và tạo điều kiện cho các thỏa thuận thương mại song phương, thay vì đặt các vấn đề thương mại trong khuôn khổ quốc tế, dựa trên các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ông Draghi nhấn mạnh: "Một Liên minh châu Âu mạnh mẽ và đoàn kết có thể giúp gặt hái những lợi ích từ sự mở cửa kinh tế, trong khi vẫn bảo vệ công dân trước xu hướng toàn cầu hóa". Ông viện dẫn, EU có thể hỗ trợ cho vay các hoạt động thương mại đa phương và toàn cầu, vốn được xem là nền tảng của đà tăng trưởng thịnh vượng kinh tế trong suốt bảy thập kỷ qua.

Draghi cho biết, để hoàn thành mục tiêu trên, EU sẽ phải củng cố các thể chế của khối bao gồm cả việc điều chỉnh đồng tiền chung euro .

Draghi cũng kêu gọi các biện pháp chia sẻ rủi ro như bảo hiểm tiền gửi tại EU, giúp người gửi tiền yên tâm về tài sản của họ ngay cả khi đất nước họ gặp rắc rối về tài chính. Ông nói rằng chia sẻ rủi ro tài chính giữa các nước Eurozone có thể giúp hệ thống này mạnh mẽ hơn, qua đó làm giảm bớt những lo ngại của các nước lớn hơn như Đức rằng họ có thể chịu ảnh hưởng bởi những rủi ro của các nước nghèo hơn.

Có thể bạn quan tâm