Công bố điểm sàn sư phạm, đại học 18 điểm, hết nỗi lo "thầy yếu trò tất kém"?

Bộ GD&ĐT chính thức công bố điểm sàn xét tuyển cao đẳng, đại học đối với trường sư phạm. Trong đó, đối với trình độ đại học là 18 điểm.
Công bố điểm sàn sư phạm, đại học 18 điểm, hết nỗi lo "thầy yếu trò tất kém"?
18 điểm vào ĐHSP cho tất cả các tổ hợp
Ngày 20/7/2019, Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019 (ĐHSP, CĐSP, TCSP) đã họp, thảo luận phương án xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh ĐHSP, CĐSP, TCSP hệ chính quy năm 2019.
Sau khi nghe Vụ Giáo dục Đại học, thường trực Hội đồng báo cáo kết quả phân tích điểm của Kỳ thi THPT quốc gia và ý kiến thảo luận của các thành viên tham dự, Hội đồng kết luận như sau:

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh ĐHSP, CĐSP, TCSP là mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của thí sinh thi THPT quốc gia ở khu vực 3 đối với mỗi tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn/bài thi.

Cơ sở xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để tuyển sinh ĐHSP, CĐSP, TCSP bao gồm:

Kết quả thi của thí sinh và yêu cầu về chất lượng đối với nguồn tuyển; chỉ tiêu tuyển sinh ĐHSP, CĐSP, TCSP hệ chính quy năm 2019; chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh,

Trên cơ sở đó, Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) áp dụng đối với mỗi trình độ ĐHSP, CĐSP, TCSP như sau:

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với trình độ ĐHSP là 18 điểm, áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển;

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với trình độ CĐSP là 16 điểm, áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển;

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với trình độ TCSP là 14 điểm, áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019 kiến nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét quyết định ban hành ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để tuyển sinh ĐHSP, CĐSP, TCSP hệ chính quy năm 2019, làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo có liên quan thực hiện việc xét tuyển.

Hết nỗi buồn 9 điểm 3 môn vào sư phạm?

Điểm vào trường sư phạm đã nhận được sự quan tâm của dư luận trong những năm vừa qua. Đặc biệt, khi có trường chỉ cần 9 điểm 3 môn đã trúng tuyển. Nhiều ý kiến cho rằng, chương trình đối mới giáo dục, quan trọng nhất vẫn là người thực hiện, chính là các giáo viên. Nếu đội ngũ giáo viên mà yếu, thì chương trình dù hay đến mấy cũng khó có thể thành công.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm từng chia sẻ, chính thực tế sinh viên ra trường không có việc làm và chế độ đãi ngộ thấp đã khiến thí sinh "quay lưng" với trường sư phạm. 

Chia sẻ với PV KH&ĐS, TS Lê Hiến Chương, Trường ĐHSP Hà Nội nói: Người ta hay nói thầy giỏi, trò giỏi. Thầy giỏi vẫn có thể có trò dốt, nhưng thầy dốt thì trò tất kém. Thầy dốt mà trò giỏi là rất hiếm. Hệ lụy của giáo viên dốt sẽ mang tính chất dây chuyền, khác việc một sản phẩm lỗi có thể bỏ đi, một thầy dốt không chỉ ảnh hưởng tới một thế hệ mà qua nhiều thế hệ. 

 Ngay khi có thông tin về điểm sàn vào Trường Sư phạm, PGS.TS Vũ Quốc Chung, nguyên Vụ trưởng, Trưởng Ban điều hành Dự án phát triển GV THPT và TCCN, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP nói:  Khi ngưỡng điểm sàn cao thì dấu hiệu chất lượng tuyển sinh tốt. Bởi vì khi chọn được những em nền tảng kiến thức phổ thông tốt, thì sẽ là cơ sở để các em học kiến thức nghề nghiệp được tốt. Vì kiến thức phổ thông và kiến thức nghề nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Theo PGS.TS Vũ Đức Chung, điểm thi THPT Quốc gia không chỉ phản ánh kiến thức của các em, mà còn thể hiện những giá trị, kỹ năng, thái độ ban đầu của các em. Và  nhìn ở góc độ giáo dục dựa trên nền tảng phát triển năng lực phẩm chất, khi con người có kiến thức kỹ năng, giá trị, thái độ ban đầu tốt thì khi vào môi trường vào đại học, các em huy động năng lực của bản thân để giải quyết được những vấn đề mới cho giáo dục nghề nghiệp, có những thành công.

Có thể bạn quan tâm