Cuộc chiến giữa các thành viên “đệ nhất gia tộc” của Singapore

Sự rạn nứt gia đình giữa những người thừa kế của vị thủ tướng đầu tiên và cũng là người giữ nhiệm kỳ lâu nhất Singapore – ông Lý Quang Diệu, trong nhiều năm đều đã gây xôn xao dư luận khắp thế giới.
Cuộc chiến giữa các thành viên “đệ nhất gia tộc” của Singapore

Cuộc tranh cãi này lửa giữa 3 người con của ông Lý Quang Diệu xoay quanh việc ‘phải làm gì với ngôi nhà của người cha quá cố’ vốn đã kéo dài từ lâu giữa lựa chọn ‘phá huỷ’ hay ‘để chính phủ quyết định biến căn nhà trở thành một địa điểm quốc gia’. Một bên tranh chấp là người con cả, Thủ tướng đương thời Lý Hiển Long, 67 tuổi, luôn tin rằng chính phủ nên là đơn vị đứng ra giải quyết vấn đề này. Bên kia là hai người em còn lại, bà Lý Vỹ Linh và ông Lý Hiển Dương – nói rằng căn nhà cần được dỡ bỏ theo như di chúc của người cha; đồng thời họ cũng cáo buộc Thủ tướng Lý Hiển Long cố gắng bảo tồn ngôi nhà với mục đích xây dựng “nguồn vốn chính trị” của riêng mình. “Sự nổi tiếng và tín nhiệm anh ấy có được liên quan chặt chẽ tới những di sản mà cha tôi – ông Lý Quang Diệu để lại”, họ nói trong một tuyên bố vào năm 2017.

Với cuộc bầu cử sắp được tổ chức vào năm tới, cuộc chiến giữa các thành viên gia đình ngày càng chạm gần tới cánh cửa chính trị. Ông Lý Hiển Dương, người em trai út, đã công khai ủng hộ đảng đối lập, nói rằng Đảng Hành động Nhân dân được ông Lý Quang Diệu thành lập và hiện do Thủ tướng Lý Hiển Long lãnh đạo, đã “mất đi con đường của mình”.

Ngôi nhà số 38 Oxley Road

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã chuyển đến ngôi nhà năm phòng ngủ tại số 38 Oxley Road vào năm 1945. Ông đã đứng lên lãnh đạo đảo quốc Singapore trong suốt 3 thập kỷ và chính từ căn nhà này, Đảng Hành Động Nhân dân đã được thành lập và tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo tại Singapore kể từ khi độc lập.

Một hội đồng chính phủ đã được chọn lựa để xem xét và cân nhắc cho tương lai của căn nhà, đứng đầu là Phó Thủ tướng Trương Chí Hiền, người đã nói trong một báo năm 2018 rằng chính phủ tương lai nên là đơn vị đưa ra quyết định cuối cùng. Có 3 lựa chọn được đưa ra: bảo tồn ngôi nhà như một di tích quốc gia, bảo tồn một phần của ngôi nhà hoặc sẽ dỡ bỏ hoàn toàn.

Căn nhà mang nhiều tính lịch sử này được các chuyên gia bất động sản định giá khoảng 24 triệu SGD (tương đương 17 triệu USD) trong năm 2017.

Các người con của ông Lý Quang Diệu khẳng định cuộc tranh chấp hoàn toàn không liên quan đến vấn đề tiền bạc.

Ai là người sở hữu ngôi nhà?

Ngôi nhà thuộc sở hữu bởi người con út Lý Hiển Dương và người con thứ bà Lý Vỹ Linh hiện chưa lập gia đình, đang sống ở đó. Sẽ không có việc gì xảy ra với ngôi nhà cho đến khi bà Vỹ Linh quyết định chuyển đi.

Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằng cha ông đã để lại căn nhà cho ông, và về sau ông đã bán lại cho người em Lý Hiển Dương với mức giá thị trường hợp lý. Số tiền thu về đều đã được quyên góp cho từ thiện.

Di chúc của Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu

Ông Lý Quang Diệu qua đời vào năm 2015, đã từng công khai tuyên bố muốn ngôi nhà bị dỡ bỏ bởi ông không thích ý tưởng sẽ có vô số khách du lịch tới thăm quan cũng như việc sẽ tốn kém chi phí bảo tồn của nhà nước cho căn nhà về sau.

Ông cũng bổ sung thêm trong di chúc của mình rằng, nếu việc dỡ bỏ không thể được, thì ông mong muốn ngôi nhà sẽ chỉ dành cho gia đình và con cháu chứ không mở cửa cho công chúng.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm