Đại dịch Covid-19 đe doạ nguồn cung thực phẩm toàn cầu

Liên Hiệp Quốc đưa ra cảnh báo về khả năng nguồn cung lương thực toàn cầu có thể bị đe doạ bởi đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 đe doạ nguồn cung thực phẩm toàn cầu

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều quốc gia phong toả toàn quốc và đóng cửa biên giới, các doanh nghiệp, nhà máy phải đóng cửa - gây ảnh hưởng tới an ninh lương thực và đe doạ chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

“Hiện tại, chúng ta có thể yên tâm rằng các siêu thị vẫn còn đủ hàng hoá dự trữ. Nhưng một cuộc khủng hoảng đại dịch kéo dài tạo thêm áp lực cho chuỗi cung ứng thực phẩm - một mạng lưới tương tác khá phức tạp giữa nông dân, đầu vào nông nghiệp, nhà máy chế biến, vận chuyển, nhà bán lẻ và …” Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết trong một báo cáo. 

Tuy nhiên, vấn đề hiện tại không nằm ở sự khan hiếm thực phẩm mà là các biện pháp cần thiết và quyết liệt của thế giới để đối phó với dịch bệnh. Đóng của biên giới, hạn chế di chuyển và gián đoạn trong ngành vận tải-hàng không đã khiến việc tiếp tục sản xuất thực phẩm và vận chuyển hàng hoá trở nên khó khăn hơn - đặt các quốc gia có ít nguồn thực phẩm thay thế vào nguy cơ rủi ro cao.  Các hãng hàng không đã đình chỉ hàng ngàn máy bay, cảng biển đóng cửa - nhiều lô hàng thực phẩm, thuốc men và sản phẩm khác bị mắc kẹt trên đường băng và khu vực, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển ngày 25/3 giải thích. 

Sự gia tăng của bất ổn trong khâu cung cấp thực phẩm trên toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến hầu hết những công dân và quốc gia nghèo, theo cảnh báo của Uỷ ban An ninh lương thực thế giới (CFS) của Liên Hiệp Quốc trong một bài báo. 

“Chính phủ, doanh nghiệp, xã hội dân sự và các cơ quan quốc tế cần phải có hành động khẩn cấp, phối hợp để ngăn chặn đại dịch Covid-19 biến thành một cuộc khủng hoảng lương thực và nhân đạo toàn cầu,” một bức thư ngỏ từ nhiều nhà khoa học, chính trị gia và những công ty lớn như Nestle và Unilever đã gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới.

Liên Hiệp Quốc hiện đang kêu goi các quốc gia chịu ảnh hưởng thực hiện các biện pháp cấp thiết trong nước, cũng như hợp tác ở cấp độ toàn cầu nhằm bảo vệ nguồn cung thực phẩm. 

Chính phủ có thể bảo vệ công dân bằng cách huy động các ngân hàng thực phẩm, cung cấp tiền mặt cho những hộ gia đình khó khăn, thiết lập dự trữ lương thực khẩn cấp và thực hiện các bước bảo vệ công dân làm nông nghiệp, FAO chia sẻ.

Hợp tác quốc tếthương mại mở cửa là một chìa khoá có thể giúp giải quyết vấn đề hiện nay: chính phủ các nước nên loại bỏ các hạn chế xuất khẩu và thuế nhập khẩu trong thời gian này”, báo cáo cho biết. Các nước nghèo hơn không có đủ khả năng chi trả các gói hỗ trợ và giải cứu nông nghiệp nên tìm kiếm nguồn tài trợ quốc tế. 

“Tuy rằng đại dịch đã bùng phát một cách quá bất ngờ và tất cả chúng ta đều chưa có sẵn sự chuẩn bị, nhưng bằng cách giữ cho các bánh răng của chuỗi cung ứng hoạt động và tích cực tìm kiếm sự hợp tác đa phương sẽ hỗ trợ cho thương mại mở cửa, các quốc gia có thể ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực và bảo vệ những người dân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.”

Nguồn: CNN

Có thể bạn quan tâm