Đến năm 2020, thêm 20% cơ sở chế biến đảm bảo ATTP tại Hà Nội

Thành phố đặt mục tiêu, từ nay đến năm 2020, tăng từ 20% cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đảm bảo đúng quy định về ATTP, có áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, ISO...
Đến năm 2020, thêm 20% cơ sở chế biến đảm bảo ATTP tại Hà Nội

Theo Kế hoạch, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020, tốc độ tăng giá trị lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản gắn với phát triển thị trường, góp phần tạo tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2020 bình quân đạt từ 2,5 đến 3% trở lên. Hình thành thêm từ 1 đến 2 khu giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp tập trung theo quy hoạch gắn với chế biến theo chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có năng lực cạnh tranh; từ 1 đến 3 cơ sở, khu chế biến nông sản, khu trưng bày các sản phẩm nông sản, đặc sản; xây dựng dự án, kế hoạch hình thành phát triển trung tâm dây chuyền chiếu xạ tập trung, bảo quản nông, lâm, thủy sản (lúa gạo chất lượng cao, rau, quả, nông sản khô, lâm sản) tại các huyện, thị xã: Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Thường Tín, Sơn Tây, Đông Anh...

Đến 2020, 100% sản phẩm chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn thành phố sử dụng mã QR trên hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm sản, thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (hiện có địa chỉ: check.gov.vn) do Sở NN&PTNT thôn quản lý.

Định hướng đến năm 2030, Thành phố phấn đấu Tốc độ tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến đạt 7-8%/năm. 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp được ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. 100% cơ sở sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm như: Rau, củ, quả và các sản phẩm chế biến từ thịt, trứng, sữa được sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến trong chế biến, bảo quản sản phẩm và áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến theo HACCP.

Bên cạnh đó, thành phố hình thành, hỗ trợ phát triển khoảng 15 khu (cơ sở) chế biến nông sản gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. 100% sản phẩm nông, lâm sản, thủy sản, thực phẩm chế biến sử dụng mã QR trên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm thành phố Hà Nội tích hợp vào hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia. Phát triển 1 khu phức hợp chế biến, bảo quản, kiểm định một cửa hỗ trợ hàng xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư lĩnh vực chế biến, chế biến sâu nông, lâm, thủy sản có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh quốc tế. Xây dựng trung tâm cung ứng, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến, chợ đầu mối nông sản mang tầm quốc tế (xã hội hóa). Hỗ trợ kết nối cung cầu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu các sản phẩm chế biến đặc sản địa phương…

Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, UBND thành phố triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Theo đó, đi đôi với tổ chức sản xuất nguyên liệu, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản, thành phố khuyến khích đầu tư chế biến nông sản, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ chế biến, bảo quản nông sản; nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo ATTP, đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước…

>> Hà Nội: Triển khai mô hình cảnh báo nhanh về an toàn vệ sinh thực phẩm

Có thể bạn quan tâm