Đến thời đổi "chất" lấy "lượng"

Việt Nam đang muốn hút vốn nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực tạo sức bật cho nền kinh tế. Nhưng sự thành công của mục tiêu này không thể đứng ra ngoài sự lớn lên, hi
Đến thời đổi "chất" lấy "lượng"

Những câu hỏi của Phó Thủ tướng

Tỷ lệ 20% trong GDP và 70% giá trị xuất nhập khẩu cả nước của khu vực đầu tư nước ngoài có phần nào của DN trong nước không? Đây là câu hỏi, nhưng cũng là yêu cầu mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa yêu cầu Bộ KH&ĐT, cũng như các bộ, ngành liên quan rà soát lại các số liệu kinh tế để nhận định đúng bản chất tình hình.

Không phải bỗng nhiên Phó thủ tướng nhắc tới yêu cầu này. Đánh giá kết quả sau một năm rưỡi triển khai chương trình hành động của Chính phủ (tại Nghị quyết 27/NQ-CP) thực hiện các Nghị quyết 05 của Trung ương, Nghị quyết 24 của Quốc hội về tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, những lo ngại về sự phụ thuộc của nền kinh tế vào khu vực đầu tư nước ngoài đang nổi lên.

Tình hình thu hút đầu tư FDI tại các ngành nghề khác nhau

Báo cáo của Bộ KH&ĐT về thực trạng nền kinh tế sau hơn một năm triển khai các giải pháp tái cơ cấu cũng không né tránh thực trạng các ngành công nghiệp xuất khẩu trọng điểm đều do các DN FDI nắm giữ, với sự hấp thụ công nghệ và phát triển công nghiệp phụ trợ của các DN trong nước còn rất hạn chế. 95% kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành điện tử, 70% kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may và 81% kim ngạch xuất khẩu ngành da giày là của các DN FDI.

Cách đây vài năm, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, 3 trong bốn động cơ của cỗ máy tăng trưởng Việt Nam, gồm khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế dân doanh và khu vực nông nghiệp đều gặp trục trặc. Chỉ có một ngoại lệ là khu vực FDI vẫn ăn nên làm ra, do họ tận dụng được những lợi thế của nền kinh tế Việt Nam sau hội nhập WTO và không chịu tác động nhiều bởi những vấn đề bên trong của nền kinh tế. Đây cũng là cơ sở tạo nên những lo ngại về sự song song của hai khu vực trong nền kinh tế, đó khu vực trong nước và khu vực nước ngoài.

"Dù là lĩnh vực được xem là có nhiều tiềm năng nhưng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhiều năm qua vẫn chưa thu hút được FDI như kỳ vọng.

Nhưng, hiện tại tình thế đã thay đổi khá nhiều. Nguồn lực từ khu vực tư nhân trong nước đã nổi lên mạnh mẽ sau những nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí kinh doanh, cắt giảm điều kiện đầu tư – kinh doanh. Trong 7 tháng đầu năm 2018, số DN tư nhân thành lập mới là 75.793 DN, với tổng vốn đăng ký là 771,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% về số DN và tăng 11,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 7,4%.

Trong 7 tháng đầu năm nay, vốn FDI đăng ký đạt 22,94 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017; vốn thực hiện đạt 9,85 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

“Hãng sản xuất đồ thể thao Nike đã đạt tỷ lệ 90% nội địa hoá rồi, Samsung là 57% trong đó cũng có cả các DN Hàn Quốc đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ nhưng cũng đều là giá trị quốc gia. Do vậy, ta không nên đánh giá chung chung là nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào FDI, phải làm rõ và đánh giá thoả đáng số liệu này”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Mối lương duyên chưa thuận chiều

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng. Năm 2017, vốn FDI đăng ký đạt 36 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 17,5 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm nay, vốn FDI đăng ký đạt 22,94 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017; vốn thực hiện đạt 9,85 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Rõ ràng, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực ASEAN sau 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

"Khảo sát của CIEM với 4.162 DN phản hồi cho thấy, chỉ có 4,5% nhận được chuyển giao công nghệ từ DN FDI từ liên kết ngược (tức là bán đầu vào cho DN FDI), trong khi 11% từ DN trong nước, tức là rất thấp, phần lớn không nhận được chuyển giao. Tương tự, cũng chỉ có 5% DN trong nước nhận được chuyển giao công nghệ từ DN nước ngoài thông qua liên kết xuôi (tức là mua đầu vào từ DN nước ngoài).

Nhưng, vấn đề năm ở chỗ, quy mô vốn trung bình một dự án là tương đối nhỏ, chỉ đạt 12,5 triệu USD/dự án. 5 lĩnh vực chuyên ngành có quy mô số vốn trung bình/dự án lớn nhất là trong lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa (180 triệu USD/dự án), hoạt động kinh doanh bất động sản (81,4 triệu USD/dự án), khai khoáng (46,4 triệu USD/dự án).

Dù là lĩnh vực được xem là có nhiều tiềm năng nhưng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhiều năm qua vẫn chưa thu hút được FDI như kỳ vọng. Qua hơn 30 năm thu hút FDI, số dự án còn hiệu lực lũy kế tới thời điểm tháng 3/2018 chỉ là 512 dự án và 3,4 tỷ USD vốn đăng ký, lần lượt chiếm tỷ lệ 2% tổng số dự án và 1% tổng số vốn đăng ký. Quy mô vốn trung bình 1 dự án chỉ khoảng 6 triệu USD, thấp đáng kể so với con số trung bình của một dự án đầu tư nước ngoài 12,6 triệu USD.

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) không lạ lẫm với những số liệu này khi đã dành gần mười năm nay theo đuổi đề tài về tác động lan tỏa của khu vực FDI với nền kinh tế. Quy mô nhỏ của DN FDI dường như đã khiến mục tiêu thúc đẩy khu vực tư nhân trong nước, đặc biệt thông qua việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, phát triển... không đạt kế hoạch.

Việt Nam phải có những cải cách mang tính đột phá và những chính sách mang tính chiến lược, những đổi mới chính sách một cách chiến lược, để có thể thực hiện được các mục tiêu cao hơn, thu hút vốn FDI có giá trị cao hơn” - Kile Kelhofer - Giám đốc Quốc gia phụ trách Việt Nam, Campuchia, CHDCND Lào của IFC - thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới.

Khảo sát của CIEM hồi năm ngoái với 4.162 DN phản hồi cho thấy, chỉ có 4,5% nhận được chuyển giao công nghệ từ DN FDI từ liên kết ngược (tức là bán đầu vào cho DN FDI), trong khi 11% từ DN trong nước, tức là rất thấp, phần lớn không nhận được chuyển giao. Tương tự, cũng chỉ có 5% DN trong nước nhận được chuyển giao công nghệ từ DN nước ngoài thông qua liên kết xuôi (tức là mua đầu vào từ DN nước ngoài).

“Chuyển giao công nghệ từ FDI rất thấp và điều này hạn chế tác động lan tỏa từ FDI. Một vấn đề đáng lưu ý là khả năng nhận chuyển giao công nghệ còn phụ thuộc vào quy mô của DN, trong đó chỉ DN có quy mô lao động từ 50 người trở lên mới có năng lực tiếp nhận công nghệ. Do đó, quy mô DN nhỏ và siêu nhỏ không có lợi thế để nhận được tác động lan tỏa năng suất, trong khi phần lớn DN trong nước lại có quy mô vừa và nhỏ”, bà Tuệ Anh phân tích.

Hơn nữa, các trường hợp nhận được chuyển giao công nghệ qua các liên kết xuôi, ngược cho thấy chuyển giao công nghệ thường diễn ra khi giữa DN FDI và DN trong nước ký hợp dài hạn về cung ứng sản phẩm. Từ thực tế điều tra DN của Báo cáo nêu trên đã chỉ ra thời hạn hợp đồng mua/bán đầu vào của DN trong nước thường ngắn, dưới 12 tháng, trong đó DN quy mô vừa và lớn thường ký kết được hợp đồng dài hạn hơn.

So sánh xếp hạng một số chỉ tiêu về lan tỏa FDI - Nguồn: WEF (2014, 2017)

“Điều này một lần nữa thể hiện DN quy mô nhỏ sẽ rất khó thúc đẩy hiệu quả các mối liên kết”, bà Tuệ Anh nói.

Như vậy, chính sách thúc đẩy hiệu quả dòng vốn FDI không thể tách rời các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước lớn lên...

FDI sẽ góp vào nền kinh tế những gì?

Bộ KH&ĐT đang xây dựng Dự thảo Chiến lược FDI giai đoạn 2018-2023, với sự hỗ trợ của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank). Quan điểm chung vẫn là FDI sẽ tiếp tục là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế.

Nhưng ở giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam, mấu chốt là tập trung vào những ngành Việt Nam có thế mạnh, nhà đầu tư có lựa chọn về địa điểm và những ngành công ty nước ngoài mang lại các lợi thế mà công ty trong nước không có được”, Dự thảo Chiến lược viết.

Cụ thể, các ngành ưu tiên thu hút FDI trước mắt, cần thiết cho gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh trong nước, bao gồm sản xuất (kim loại bậc cao/khoáng chất/hóa chất/nhựa và linh kiện điện tử/công nghệ cao; máy và thiết bị công nghiệp); dịch vụ (hậu cần và MRO); nông nghiệp (sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, giá trị cao như gạo, cà phê, hải sản...); du lịch (dịch vụ du lịch giá trị cao).

Trong ngắn hạn, ưu tiên các ngành có cơ hội hẹp để cạnh tranh như sản xuất (nhà sản xuất thiết bị gốc và nhà cung cấp thiết bị vận tải và ô tô; công nghệ môi trường (thiết bị bảo tồn nước, mặt trời, gió,…).

Trong trung hạn, ưu tiên các ngành đi đôi với mở cửa và phát triển kỹ năng bao gồm sản xuất chế tạo (dược phẩm và thiết bị y tế); dịch vụ (dịch vụ giáo dục và y tế; dịch vụ tài chính, công nghệ tài chính (Fintech); dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ trí thức (kế toán, thiết kế,…)

Tất nhiên, đi kèm với những thay đổi về mục tiêu ưu tiên thu hút FDI là những yêu cầu cải thiện hành lang chính sách, giúp thu hút và giữ chân đầu tư giá trị cao. Cụ thể, cần thay đổi tư duy cạnh tranh bằng chi phí thấp, cần có khuôn khổ ưu đãi đa sắc thái hơn, bao gồm cơ chế ưu đãi dựa trên hiệu quả để đạt được mục tiêu FDI thế hệ mới; tháo bỏ rào cản gia nhập thị trường, chuyển từ quan liêu giấy tờ “dấu đỏ” sang “trải thảm đỏ”. Nền tảng pháp lý ưu việt truyền cảm hứng cho nhà đầu tư tin trưởng và cam kết đầu tư lâu dài.

Về nguồn cung kỹ năng, theo Dự thảo, cần có khẩn trương trong việc xây dựng một bản quy hoạch tổng thể về phát triển kỹ năng quốc gia, tích cực thúc đẩy các DN đi đầu trong khu vực tư nhân tham gia vào hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam; FIA mới cần dẫn dắt và/hoặc tham gia các nỗ lực nghiên cứu nhu cầu tương lai đối với các kỹ năng như IT, kỹ thuật, quản lý,…

"Đến năm 2016, người ta thấy Việt Nam nổi lên như một quốc gia trong thu hút đầu tư nước ngoài, ít nhất trong khu vực ASEAN cùng với Indonesia. Cũng từ năm 2016, đã xuất hiện làn sóng các DN rút khỏi Trung Quốc để tìm đến Việt Nam và Indonesia. Vì vậy, chiến lược cần gắn thu hút FDI với môi trường quốc tế. Đầu tư không thể tách khỏi năng lực cạnh tranh của quốc gia và Việt Nam đang có sức hấp dẫn lớn trước các nước khác trong năm 2017", GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hội DN nước ngoài nói.

Đặc biệt, theo GS Nguyễn Mại, chiến lược FDI sẽ phải tính đến xu hướng mới từ cuộc cách mạn công nghiệp 4.,0 khi các quốc gia đều bắt đầu cuộc đua này và Việt Nam "không thể đứng ngoài".

“Nếu biết lựa chọn những phân khúc phù hợp, Việt Nam có thể làm được cùng với thế giới”, GS. Nguyễn Mại nói. 

Có thể bạn quan tâm