Doanh nghiệp "kỳ lân": "Chùm pháo” của kinh tế châu Á

Nền kinh tế Châu Á đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của hàng loạt doanh nghiệp được ví như những con “kỳ lân” – một linh vật thấm đậm tín ngưỡng và nét văn hoá Á Đ
Doanh nghiệp "kỳ lân": "Chùm pháo” của kinh tế châu Á

Những doanh nghiệp này tuy có “tuổi nghề” vô cùng non trẻ nhưng lại đang “cựa mình” mạnh mẽ, thể hiện rõ “phong độ” khi chiếm đến 40% giá trị kinh tế toàn cầu.

75 start – up đáng giá nhất (tính đến thời điểm hiện tại), cũng chính là 75 con “kỳ lân”của nền kinh tế Châu Á, hình thành và phát triển như một là kết quả tất yếu của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các doanh nghiệp này
không chỉ là minh chứng cho một “thời đại” kinh tế phát triển theo xu hướng mới mà còn phần nào phản ánh“nền kinh tế năng động”của từng quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc hay Singapore...

Theo một nghiên cứu phi chính thức của công ty nghiên cứu CB Insights - Hoa Kỳ, tính đến ngày 1/12/2017, trên thế giới có khoảng 220 con “kỳ lân” mới được thành lập, chưa một lần“chào”sàn chứng khoán, có giá trị ước tính lên đến trên 1 tỉ USD. Nếu tính đến nhiều khía cạnh khác nhau, giá trị của “khối doanh nghiệp” này còn có thể lên đến 763 tỷ USD.

Trung Quốc: Thị trường tiềm năng của giới khởi nghiệp

Trong các start – up có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại Trung Quốc phải kể đến ứng dụng gọi taxi hàng đầu thị trường này – Didi. Được thành lập từ năm 2002, đến nay, ứng dụng này đã có đến 400 triệu người dùng. Năm 2017, doanh nghiệp này đã mua lại toàn bộ hoạt động của Uber – đối thủ trực tiếp của hãng tại thị trường đại lục. Ứng dụng này đã xâm nhập vào thị trường sâu đến mức, khách hàng rất khó có thể tự bắt xe trên đường hay gọi trực tiếp từ hãng taxi nào cụ thể.

“Tôi dùng Didi để gọi taxi bất cứ khi nào tôi cần. Nó vô cùng thuận tiện khi mà bạn hoàn toàn có thể trả tiền thông qua một chiếc điện thoại thông minh”, chia sẻ của một cư dân tại Bắc Kinh.

Trung Quốc đang là nền kinh tế đang có sự tăng trưởng ấn tượng khi có đến 59 con kỳ lân xuất hiện, trong đó Didi đứng đầu với giá trị đạt ngưỡng 10 tỷ USD. Danh sách này cũng bao gồm hàng loạt các thương hiệu quen thuộc như hãng sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi, hãng sản xuất máy bay Drone DJI, start-up dùng chung xe đạp Beijing mobike Technology hay ứng dụng trung gian đặt và thuê phòng dành cho khách du lịch Tujia.

"Từ năm 2010, Trung Quốc đã gây ấn Tượng với sự xuất hiện của 12/33 doanh nghiệp khởi nghiệp nổi bật trên toàn thế giới. Năm 2010 cũng là năm đánh dấu tiềm năng của giới “doanh nghiệp trẻ” của quốc gia này khi có đến 1⁄4 doanh nghiệp được các Tổ chức Quốc Tế đặt cho tên gọi “kỳ lân”.

Ấn Độ: Không gian mới của giới thương mại điện tử

Tại Ấn Độ, thống kê hiện có khoảng 10 con kỳ lân, đơn cử như các nhà bán lẻ thương mại điện tử Flipkart và Snapdeal - hai nhà bán lẻ có giá trị nhất tính đến thời điểm hiện tại. Flipkart là con kỳ lân tuy chỉ được xếp hạng thứ 11 trên thế giới với giá 11,6 tỷ USD nhưng lại là nhà bán lẻ điện tử lớn nhất ở Ấn Độ, đánh bại “nhà khổng lồ” amazon khi xếp thứ hai trong các nước Nam Á.

Flipkart đã tung ra nhãn hiệu cá nhân marQ cho các thiết bị gia dụng vào tháng 10 vừa qua, sản xuất và phân phối mạnh mẽ dòng sản phẩm tivi 24 inch, 32 inch và 40 inch treo tường. Công ty cũng đang xem xét đến việc “gia nhập”thị trường mua bán cổ phần trực tuyến.

One97 Communications – “mẹ đẻ” của dịch vụ thanh toán điện tử nổi tiếng paytm và ứng dụng gọi xe Ola – công ty con của aNI Technologies đã có những cú đột phá khi huy động được vốn đầu tư từ hai tập đoàn lớn SoftBank và Tencent mà không thông qua các ngân hàng đầu tư nào tại Ấn Độ.

Hiện, Tập đoàn SoftBank đang nắm giữ cổ phần trong 4 con “kỳ lân” đầu tiên của quốc gia này. Điều này phần nào phản ánh sức hấp dẫn của các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Ấn Độ và sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế đến thị trường tiềm năng này.

Đông Nam Á: "Thị trường ngách" của các dịch vụ tìm kiếm thông tin 

Đông Nam Á - quê hương của hơn 600 triệu người trải dài trên 10 quốc gia hiện đang có ba con “kỳ lân” đặc biệt. Nổi bật là một doanh nghiệp đang “làm mưa làm gió” tại hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới – grab, tiếp đến là ứng dụng gọi xe ôm giá rẻ go-Jek của Indonesia (đang có ý định xâm nhập vào việt Nam và Thái Lan) và cuối cùng là Traveloka Holding – một công ty hoạt động trong lĩnh vực “du lịch trực tuyến”.

Tại Đông Nam Á, giới chuyên gia nhận thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin. Công nghệ “Hyperlocal” – một công cụ tìm kiếm xuất hiện từ năm 2009, phát triển mạnh mẽ cùng thị trường điện thoại thông minh và thời đại công nghệ gpS phát triển toàn cầu, đã tạo nên “một hệ sinh thái” hoàn mỹ để hỗ trợ các doanh nghiệp tung ra các sản phẩm kèm các ứng dụng tìm kiếm thông tin theo khoảng cách, vùng địa lý để khách hàng dễ dàng thu thập các thông tin “gần họ nhất”.

"Kinh tế Châu á đã bước vào những ngày tháng đầu Tiên của năm 2018 với tốc độ ổn định, đầy suôn sẻ và đầy triển vọng về một tốc độ tăng trưởng cao khi kinh tế thế giới đã có sự hồi phục và rất nhiều người đang kỳ vọng vào “kỷ nguyên mới” của các doanh nghiệp trẻ - sức sống nội sinh của mỗi một quốc gia. 

Và cũng từ đó, grab, Go-Jek hay Garena – công ty phát triển ứng dụng game – từng được đánh giá là con kỳ lân sáng giá của Singapore trước khi chào sán chứng khoán mỹ vào tháng 10 năm ngoái, đã phát triển như vũ bão mặc cho những o ép của giới cầm quyền các nước và thông lệ quốc tế.

Ông Brian Cu – người đứng đầu grab philippines đã từng nhấn mạnh, “chúng tôi đã tiến hành cung cấp xe ba bánh có ở thùng xe bên cạnh ở thị trường philippines, xe giao hàng được sửa đổi từ xe bán tải ở miền bắc Thái Lan nhằm phù hợp hơn với nhu cầu từng địa phương.

Phù hợp với điều kiện địa phương, tích hợp những phương thức hiện đại nhất, thay đổi thói quen và tư tưởng của đại đa số dân cư và quan trọng hơn là cho họ một “sự đảm bảo” chưa từng có chính là những gì mà các start – up này đã làm và đang làm trong thời gian qua.

Nhật Bản: Thị trường khiến kỳ lân "thoi thóp"

Trong khi những thị trường khác là mảnh đất màu mỡ của giới khởi nghiệp thì Nhật Bản – một cường quốc về công nghệ thông tin lại đang có vẻ thụt lùi trong khi thời kỳ công nghệ 4.0 đang lên ngôi. Những công ty công nghệ “truyền thống” của quốc gia này đang dần biến mất trong trong điểm sáng của tăng trưởng kinh tế.

Hiện, CB Insights chỉ “ghi danh” công ty mercari có trụ sở tại Tokyo - điều hành thị trường búp bê ảo trong số các start – up kỳ lân. Hay cuộc khảo sát do Nikkei và Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Nhật Bản thực hiện cũng chỉ xác định preferred Networks - một công ty trí tuệ nhân tạo, được định giá khoảng trên 230 tỷ yên (tương đương 2,05 tỉ USD) là một doanh nghiệp có nhiều triển vọng.

Với tình trạng này, các “kỳ lân” của kinh tế Nhật Bản đang được đánh giá “đuối sức” hơn so với khối doanh nghiệp này ở các nước đang phát triển. và như một quy luật, mỗi một doanh nghiệp khi phát triển, họ sẽ muốn “bành trướng” thị trường và Nhật Bản khó có thể bị “bỏ quên”.

Có thể bạn quan tâm