Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới

Ngày 8/8, tại làng lụa Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam) đã khai mạc Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới lần thứ 5.
Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới

Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới có sự tham dự của các nước có nền tơ lụa phát triển như Ý, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia và đại diện các đơn vị sản xuất, làng nghề tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam.

Đây là sự kiện tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống, kết nối giao lưu giữa các làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt thổ cẩm ở Việt Nam; qua đó, tìm đầu ra cho thị trường tơ lụa Việt, từng bước đưa các đơn vị sản xuất tơ lụa đến với các tổ chức và thị trường quốc tế. 

Đặc biệt, tại festival này, 80 nghệ nhân đến từ những làng nghề tơ lụa như Vạn Phúc, Nha Xá, Mã Châu, Mỹ Đức, Nam Cao, Tân Châu hay dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu… cũng đưa máy móc, thiết bị hội tụ ở TP.Hội An để trình diễn kỹ thuật, giới thiệu tinh hoa của làng nghề truyền thống cho công chúng, du khách trong và ngoài nước thưởng lãm.

Ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết, trong khuôn khổ Festival còn diễn ra Hội thảo “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất dâu tằm, tơ lụa và Văn hóa tơ lụa trong đời sống hiện đại”: "Quảng bá thương hiệu tơ lụa của Quảng Nam trước tiên là phải khôi phục lại các làng nghề trồng dâu nuôi tằm, kết hợp với các vùng trồng dâu nuôi tằm trong cả nước cũng như trên thế giới. Đặc biệt là các Hiệp hội tơ lụa thế giới để tổ chức các hội thảo, hội nghị và các Festival về tơ lụa; Phối hợp với các nước trên thế giới để quảng bá tơ lụa của Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung".

Có thể bạn quan tâm