Giá vàng ngày 12/5: Vàng thế giới đảo chiều, bật tăng mạnh mẽ

Vàng thế giới hôm nay bất ngờ bật tăng vượt ngưỡng 1.950 USD/ounce. Trong khi đó, vàng nước ta vẫn giao dịch ổn định quanh mức 70 triệu đồng/ lượng.
Giá vàng ngày 12/5: Vàng thế giới đảo chiều, bật tăng mạnh mẽ

Giá vàng thế giới

6h sáng nay 12/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco mức 1.853,4 USD/ounce, tương đương khoảng 51,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng kỳ hạn tháng 6 tăng 10,5 USD lên 1.851,4 USD/ounce. Vàng giao ngay giao dịch lần cuối ở mức 1.851,6 USD/ounce, tăng 13,3 USD so với rạng sáng ngày trước đó.

Trong phiên giao dịch giữa tuần, đồng USD đã mất đi 0,3%, không nhiều từ mức cao nhất trong hai thập niên đạt được vào đầu tuần và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm và ở gần mức 3,0%. Trong khi đó, thị trường chứng kiến sự bứt phá của giá dầu thô. Sau khi trượt khỏi mốc 100 USD/thùng trong ngày trước đó, giá dầu thô kỳ hạn trên sàn Nymex đã tăng mạnh trở lại và giao dịch quanh mức 104,85 USD/thùng.

Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến cũng cho kim loại quý một chút động lực tăng giá. Cụ thể, theo Bộ Lao động Mỹ, CPI tháng 4 của nước này đã tăng 0,3%, sau khi tăng 1,2% trong tháng 3. Dữ liệu này cao hơn dự báo của các nhà kinh tế là 0,2%.

Báo cáo cũng cho biết, lạm phát toàn phần cũng cao hơn dự kiến với mức tăng 8,3% trong năm. Trong tháng 3, lạm phát đã tăng lên 8,5%, mức cao nhất trong 40 năm qua. Trước đó, các nhà phân tích dự báo đà tăng CPI của Mỹ trong tháng 4-2022 sẽ chậm lại, giảm từ 1,2% xuống 0,2% và đạt mức tăng hàng năm là 8,1%.

Giá thực phẩm và năng lượng tăng tiếp tục là những yếu tố góp phần đáng kể vào việc tăng giá tiêu dùng. Báo cáo cho biết, chỉ số giá lương thực đã tăng 1% trong tháng trước, giá khí đốt tự nhiên và giá điện cũng tăng. So với cùng kỳ năm ngoái, tính tới thời điểm này, giá năng lượng tăng 3%; giá lương thực tăng 9,4%.

Việc lạm phát tăng mạnh hơn dự kiến đã làm củng cố thêm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có quyết định tích cực hơn tại các cuộc họp sắp tới. Tuy nhiên, các nhà giao dịch kim loại kỳ cựu vẫn tỏ ra lạc quan bởi từ trước đến nay lạm phát gia tăng sẽ là yếu tố hỗ trợ xu hướng tăng giá đối với tài sản cứng và giảm giá đối với tài sản giấy.

Theo Nhà kinh tế cấp cao Andrew Hunter tại Capital Economics của Mỹ, dữ liệu tháng 4 có thể sẽ củng cố quyết tâm của Fed trong việc tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong một vài cuộc họp tiếp theo - và có thể dẫn đến suy đoán mới về việc tăng 0,75 điểm phần trăm hoặc một động thái giữa các cuộc họp.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, Fed khó có thể đẩy nhanh việc tăng lãi suất bởi quyết định đó có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái. 

Giá vàng trong nước

Trước giờ mở cửa phiên sáng nay, giá vàng trong nước tăng – giảm trái chiều nhau.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM là 69,50-70,20 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ 50 nghìn đồng so với cùng thời điểm phiên trước.

Giá vàng SJC đã đảo chiều sau hai phiên giảm liên tiếp kể từ đầu tuần này.

Trong khi đó, giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội lại giảm 100 nghìn đồng mua vào và cũng tăng nhẹ 50 nghìn đồng bán ra khi được niêm yết 69,40-70,10 triệu đồng/lượng.

Tiếp tục giảm phiên thứ ba, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu mất thêm 40 nghìn đồng hai chiều còn 54,77-55,47 triệu đồng/lượng.

Còn lại, giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý giữ nguyên chiều mua vào và tăng nhẹ 50 nghìn đồng chiều bán ra lên 54,70-55,45 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…

Có thể bạn quan tâm