Giá vàng ngày 23/8: Vàng thế giới tăng mạnh, vàng trong nước trụ vững mức 67 triệu đồng/lượng

Trong khi vàng thế giới bất ngờ tăng chớp nhoáng trong chuỗi ngày giảm giá thì vàng SJC trong nước hôm nay vẫn trụ vững mốc 67 triệu đồng/lượng.
Giá vàng ngày 23/8: Vàng thế giới tăng mạnh, vàng trong nước trụ vững mức 67 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới

Hôm nay, giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.739,1 USD/ounce, tăng 5,4 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.753,1 USD/ounce, tăng 6,9 USD/ounce so với đêm qua.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 13,7 USD xuống mức 1.733,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2022 trên sàn Comex New York giảm 16,2 USD xuống 1.746,2 USD/ounce.

Tác động lớn nhất của vàng trong thời gian tới sẽ là bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, tại Jackson Hole với tiêu đề 'Triển vọng kinh tế', dự kiến vào thứ Sáu. Nếu có thay đổi, thị trường vàng sẽ biến động đáng kể.

Thị trường vẫn còn chia rẽ về việc liệu Fed sẽ tăng lãi suất lên 50 hay 75 điểm phần trăm tại cuộc họp vào tháng 9. Công cụ FedWatch của CME cho thấy 56,5% xác suất tăng 50 điểm phần trăm và 43,5% cơ hội tăng 75 điểm phần trăm.

Nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures, Bob Haberkorn, nói với Kitco News: "Fed có thể sẽ giữ quan điểm về lãi suất cao hơn trong tương lai. Đó là lý do tại sao vàng giảm chậm và ổn định ngay ở thời điểm hiện tại".

Cho đến nay, Fed khá nhất quán trong việc giữ thái độ cứng rắn về lãi suất, bất chấp một số tín hiệu trái chiều từ biên bản cuộc họp của Fed được công bố trong tại Jackson Hole, chuyên gia kim loại quý của Gainesville Coins, Everett Millman cho biết.

Biên bản cuộc họp của FOMC từ tháng 7 cho thấy, các quan chức Fed đồng ý về sự cần thiết phải làm chậm chu kỳ thắt chặt lãi suất. Tuy nhiên, Fed cần xem việc tăng lãi suất tác động đến lạm phát như thế nào.

Millman nói: “Sự cứng rắn của Fed trong chính sách tiền tệ đã gắn liền với kỳ vọng của thị trường. "Lợi suất trái phiếu cũng đang tăng trở lại và lãi suất có mối tương quan chặt chẽ với giá vàng.

Giám đốc kinh tế quốc tế James Knightley của ING: "Chúng tôi ủng hộ các động thái 50 phần trăm vào tháng 9, tháng 11 và mức tăng 25 điểm phần trăm cuối cùng vào tháng 12 của Fed, nhưng nếu biên chế tăng mạnh trở lại (350k +) và lạm phát tăng lên, thì chúng tôi có thể sẽ chuyển sang mức tăng 75 điểm phần trăm vào ngày 21/9".

Giá vàng trong nước

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước đã đảo chiều tăng giá.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM quay đầu tăng 250 nghìn đồng chiều mua vào và 50 nghìn đồng chiều bán ra lên 66,25-67,05 triệu đồng/lượng.

Cùng chiều, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng đảo chiều tăng 50 nghìn đồng hai chiều lên 51,81-52,56 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý cũng tăng nhẹ 50 nghìn đồng hai chiều lên 51,80-52,55 triệu đồng/lượng.

Trước giờ mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước tiếp đà giảm.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM là 66,00-67,00 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 200 nghìn đồng so với cùng thời điểm phiên trước.

Trong khi đó, giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội đã mất mốc 66 triệu mua vào 67 triệu, bán ra sau khi giảm 150 nghìn đồng hai chiều còn 65,95-66,95 triệu đồng/lượng.

Cùng chiều, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng giảm 30 nghìn đồng hai chiều về 51,76-52,51 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý cũng giảm nhẹ 50 nghìn đồng hai chiều về còn 51,75-52,50 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…

Có thể bạn quan tâm