Gọi vốn không thành công, con thuyền Vinalines sẽ đi về đâu?

Cổ phần hóa là bước đi tất yếu của doanh nghiệp nhà nước. Riêng đối với Vinalines còn là bài toán sống còn, trong hoàn cảnh Chính phủ đã phải cân nhắc chủ trương cơ cấu theo hướng cho phá sản hay tiếp
Gọi vốn không thành công, con thuyền Vinalines sẽ đi về đâu?

Nhìn lại, đợt IPO của Vinalines vào ngày 5/9 vừa qua, số lượng cổ phần được bán ra quá thấp. Tổng số cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng của Vinalines gần 489 triệu đơn vị nhưng khối lượng đăng ký mua chỉ hơn 5,4 triệu, chỉ đạt 1,1% lượng cổ phần chào bán. Trước đó, việc kêu gọi nhà đầu tư chiến lược của tập đoàn cũng không thành công, vậy chiến lược cổ phần hóa của Vinalines có đang sai sách?

"Khác với Sabeco chào bán lượng cổ phần có tính quyết định là trên 50%, Vinalines chỉ chào bán 33% cổ phần của doanh nghiệp này. Với lượng cổ phần chào bán nhỏ hơn 36%, giả sử nhà đầu tư gom toàn bộ số cổ phần được chào bán cũng chỉ đơn thuần là một cổ đông trong công ty, không có quyền phủ quyết chứ chưa nói gì đến quyền điều hành.

Chính vì thế, những thế mạnh nội tại của Vinalines là đất đai, tàu, kho bãi… đã không còn sức hút để chủ đầu tư đổ tiền vào đây.

Hơn nữa, trên phương diện nhà đầu tư mua cổ phiếu để hưởng cổ tức cũng không khả quan. Bởi việc nợ của công ty này cũng còn nhiều điều đáng bàn và việc ra sức làm đẹp hồ sơ để đủ tiêu chuẩn IPO của tập đoàn này không thể che đi được những vấn đề đã tồn tại nhiều năm qua.

Điều này được minh chứng từ báo cáo tài chính hợp nhất năm ngoái, ngày 31/12/2017 vốn chủ sở hữu của Vinalines đạt 7.969 tỉ đồng, trong khi vốn góp của chủ sở hữu là 11.655 tỉ đồng, tính ra giá trị sổ sách của tổng công ty ở mức 6.837 đồng/cổ phần. Trong khi một năm trước đó, ngày 31/12/2016, vốn chủ sở hữu của Vinalines có 5.440 tỉ đồng, tức giá trị sổ sách đạt 4.667 đồng/cổ phần.

Từ năm 2015, để chuẩn bị cho kế hoạch IPO, Vinalines đã gấp rút giải quyết công nợ. Năm 2015 và 2016, nguồn vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính hợp nhất có lúc chỉ còn 5.440 tỷ đồng, chiếm chưa tới 1/4 các khoản nợ vay. Tuy nhiên, sau quá trình tái cơ cấu, tỷ trọng và nguồn vốn chủ sở hữu của Vinalines đã có những chuyển biến. Vốn điều lệ năm 2017 đạt 7.969 tỷ đồng, tổng nợ chỉ còn 20.169 tỷ đồng (tương ứng 77,8% so với năm 2016).

Trước khi IPO, đợt chào bán cho nhà đầu tư chiến lược đã không thể thực hiện như kế hoạch. Nguyên nhân là do chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký là Công ty TNHH SK Securities (SK Securities) đến từ Hàn Quốc nhưng công ty này không đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành bán vốn.

Được biết, công ty TNHH SK Securities là công ty con của SK Group – tập đoàn đa ngành lớn thứ 3 Hàn Quốc, trong hoạt động của tập đoàn có mảng kinh doanh vận tải biển và hạ tầng giao thông. SK Group có gần 100 chi nhánh, công ty con và hơn 100 văn phòng trên khắp thế giới, tổng doanh thu hơn 70 tỷ USD.

Với việc gọi vốn không thành công thì liệu Vinalines sẽ tái cơ cấu như thế nào theo như chỉ đạo của Chính phủ?

Trong phần hỏi đáp với nhà đầu tư trong buổi hội thảo chào bán cổ phần, ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa: “Chúng tôi xác định trọng điểm là tái cơ cấu tài chính và cơ cấu, định hướng lại các hoạt động kinh doanh, xây dựng các mảng kinh doanh cốt lõi”.

Lộ trình cổ phần hóa của Vinalines vẫn diễn ra đúng như kế hoạch. Tuy nhiên, kêu gọi đầu tư chiến lược và IPO đều thất bại thì việc tái cơ cấu doanh nghiệp như thế nào là bài toán khó của Vinalines.

Có thể bạn quan tâm