Hà Nội có nguy cơ lây nhiễm cao, sẽ dừng những hoạt động không cần thiết

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, Hà Nội có nhiều nguy cơ cao mắc ca nhiễm COVID-19 mới tại cộng đồng.
Hà Nội có nguy cơ lây nhiễm cao, sẽ dừng những hoạt động không cần thiết

Trước tình hình đó, Hà Nội cần phải có tinh thần quyết liệt cao nhất nhưng hết sức bình tĩnh, không chủ quan. Đối với các quận, huyện, các cán bộ y tế cần xác minh rõ các trường hợp như thế nào là F1, F2, F3. Từ đó để có những biện pháp xử lý phù hợp, tránh xử lý không chính xác gây hoang mang trong nhân dân. Đặc biệt là vấn đề khoanh vùng, xử lý nhiễm khuẩn cần sự bình tĩnh, chính xác, khoa học.

Ngành Y tế yêu cầu CDC phối hợp chặt chẽ với y tế Quảng Ninh, Hải Dương và Cục Y tế dự phòng để nắm bắt thông tin liên tục, kịp thời, từ đó có sự bám sát, ứng phó một cách nhanh nhất.

Tại các bệnh viện trong và ngoài công lập thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế về giám sát an toàn bệnh viện. Những bệnh nhân từ khu vực của Hải Dương, Quảng Ninh hiện vẫn đang nằm tại bệnh viện là những bệnh nhân nặng có dấu hiệu cần lấy mẫu xét nghiệm và giám sát các bệnh nhân này. Tăng cường tất cả các trường hợp tại khu bệnh nhân nặng, bệnh lý nền… phải lấy mẫu xét nghiệm, để sớm phát hiện, tránh trường hợp để lây lan qua nhiều lần, là việc làm hết sức cần thiết và phải làm chặt chẽ.

Ngoài cộng đồng, xã hội, hạn chế tối đa việc tập trung đông người, những hoạt động không cần thiết phải dừng lại. Đặc biệt phải thực hiện đeo khẩu trang, sát trùng rửa tay, giữ khoảng cách.

Vấn đề hậu cần rất quan trọng, áp dụng phương châm 4 tại chỗ, các quận huyện rà soát lại bảo hộ để đáp ứng nhanh, kịp thời. Nếu thiếu bổ sung mua thêm.

Về nguồn dự trữ của thành phố, các quận huyện đã được chỉ đạo rà soát lại, CDC Hà Nội hiện có 4 máy tách chiết và 8 máy xét nghiệm PCR, các sinh phẩm tách chiết có 32 nghìn, khẩu trang N95 và các vật tư tiêu hao đảm bảo khá; các Trung tâm vẫn có dự trữ và trước mắt có thể đáp ứng được nhưng với tốc độ lây lan như hiện nay cần phải có nguồn đáp ứng thêm để phù hợp với tình hình.

Trước các ca dương tính COVID-19 đều điều trị tại Bệnh viện nhiệt đới Trung ương 2, dự báo lần này sẽ có nhiều ca mắc nên Hà Nội sẽ tiếp nhận điều trị. Ngoài ra, hiện nay số tiếp xúc gần tăng rất nhanh, hiện cách ly F1 tập trung hết ở Bệnh viện Công an Thành phố, vì vậy cần phải mở rộng các khu cách ly.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó đặc biệt chú ý việc phòng, chống dịch ở các bệnh viện; kiểm soát, ngăn chặn, không để các trường hợp nhập cảnh trái phép; thực hiện nghiêm ngặt quy trình cách ly; tăng cường tuyên truyền để người dân bình tĩnh, không chủ quan, chủ động bảo vệ an toàn cho chính mình và cộng đồng.

Đáng chú ý Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chủ Xuân Dũng cho biết, đã có thêm ca nhiễm mới liên quan đến các ổ dịch nói trên ở Hải Phòng. Tại Hà Nội có một trường hợp liên quan là bệnh nhân đến khám ở Bệnh viện Bạch Mai, sau đó thuê nhà tại quận Cầu Giấy. Bộ Y tế đã thông tin tới CDC Hà Nội. Có thể thấy, tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay rất khác. Vì vậy, “Hà Nội có nguy cơ rất cao, đẩy lên báo động đỏ".

Có thể bạn quan tâm